Tôm hùm rớt giá, người nuôi lao đao

Người nuôi tôm hùm lo lắng không yên vì tôm rớt giá.
Ông Võ Văn Thành ở thôn Tây xã An Vĩnh cho biết: Một con tôm giống có giá từ 320 - 350 ngàn đồng, tiền thức ăn từ khi nuôi đến khi xuất bán khoảng 400 ngàn đồng/con nhưng với giá tôm như hiện nay thì người nuôi chỉ có lỗ.
Tôm hùm rớt giá không phải là điều bất ngờ.
Nhưng điều mà hầu như người nuôi tôm ở Lý Sơn bức xúc đó chính là giá cả mập mờ trong việc thu mua.
“Với 4 ngàn con tôm có trong lượng gần 1kg/con chuẩn bị xuất bán, theo giá tư thương mua hiện nay, gia đình tôi chắc chắn lỗ trên 150 triệu đồng nhưng không bán thì không có tiền để mua thức ăn cho tôm” - ông Thành bức xúc.
Hiện nay, trên thị trường, tôm hùm được thu mua chia thành 3 loại. Loại 1, mỗi con nặng 1 ký trở lên. Loại 2 từ 8 lạng đến 1kg và loại 3 từ nửa lạng đến 8 lạng.
Cuối năm ngoái, khi các chủ bè nuôi tôm trên đảo xuất bán, mỗi kg tôm loại 1 và 2 có giá trên dưới 2 triệu/kg nhưng nay chỉ bán với giá hơn phân nửa nên người nuôi gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Thạnh, một hộ nuôi tôm ở thôn Tây xã An Vĩnh, chia sẻ:
Giá mua không ổn định, khi lượng tôm xuất bán nhiều tư thương tìm mọi cách ép giá.
Nếu người nuôi không bán thì cầm chắc lỗ vốn, nên khi đủ trọng lượng các hộ đều tranh thủ xuất bán dù biết rằng bị tư thương ép giá.
Mỗi ngày, tiền thức ăn cho mỗi con tôm hùm không dưới 10.000 đồng.
Thêm một ngày giữ lại tôm hùm không xuất bán cũng đồng nghĩa chi phí nuôi tăng thêm.
Nhưng đó chưa phải là lo ngại lớn nhất.
Giữ lại tôm hùm, người nuôi đối mặt với rủi ro vì tôm chết không rõ nguyên nhân. Tỷ lệ tôm chết lên đến 15%. Còn nếu bán tôm hùm vào thời điểm này, người nuôi cầm chắc lỗ vốn.
Chưa khi nào tôm hùm lại rớt giá như lúc này, 1kg tôm hùm hiện chỉ còn 1,2 - 1.3 triệu đồng, giảm đến 700.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Nuôi tôm hùm vất vả nhưng với giá cả hiện nay người nuôi tôm cầm chắc thua lỗ.
Theo tính toán với 62 lồng bè nuôi tôm có số lượng trên 100 ngàn con như hiện nay, mỗi vụ người nuôi tôm Lý Sơn xuất bán ra thị trường khoảng 100 tấn nếu giá cả ổn định có đầu ra, người nuôi tôm hùm sẽ có lãi cao với loại thủy sản rất có giá trị này, nhưng thực tế không như vậy.
Mấu chốt ở đây là mặc dù hơn 90% sản lượng tôm hùm để xuất khẩu, nhưng lại bị tư thương chèn ép với các chiêu bài vì giá thị trường biến động, thiếu ổn định.
Ông Lê Văn Đôi – Phó trưởng phòng KT&HTNT huyện, khuyến cáo người nuôi tôm phải dựa vào quy hoạch, không nuôi theo kiểu tự phát ồ ạt, chủ động sản lượng cung ứng ra thị trường, không nên chạy theo thị trường nếu không sẽ cầm chắc thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi ngành chăn nuôi và thủy sản chịu tác động mạnh bởi diễn biến thị trường thì các doanh nghiệp FDI sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) gần như không hề hấn gì, thậm chí, mỗi ngày một mở rộng.

Hơn 2 tháng qua, ở Bạc Liêu xuất hiện nhiều thương lái lùng sục từng nhà dân tìm mua cá sấu loại từ 2 - 5kg khiến loại cá này hút hàng và tăng giá bất thường. Theo cảnh báo của các cơ quan chức năng, đây có thể là chiêu trò phá hoại kinh tế của thương lái Trung Quốc. Người gây nuôi cá sấu nếu không tỉnh táo sẽ sập bẫy khiến cho thị trường cá sấu bị lũng đoạn, kéo theo sụt giảm số lượng và chất lượng cá sấu giống trong tương lai.

Sau những ngày nắng nóng, trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã xuất hiện những cơn mưa trái mùa, ảnh hưởng rất lớn đến việc tôm nuôi. Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân cần chủ động các biện pháp nhằm ổn định môi trường nước phục vụ sản xuất.

Theo tin từ UBND TP. Vũng Tàu, hiện nay trên địa bàn thành phố có 123 hộ gia đình, cá nhân làm đơn xin nuôi trồng thủy sản tại xã Long Sơn. Tuy nhiên do Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và chưa được UBND tỉnh phê duyệt, nên UBND TP. Vũng Tàu chưa có cơ sở để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và.

Với gần 4.000ha rừng phòng hộ nằm trải dài ven bờ biển của tỉnh Bạc Liêu, rất thích hợp cho việc nuôi trồng các loài thủy sản dưới tán rừng. Nhiều hộ dân nhận khoán đất rừng áp dụng mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng đã có cuộc sống sung túc.