Không có chuyện phớt lờ dịch cúm gia cầm từ Mỹ

Ngày 16/10/2015, tại Hội thảo đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến ngành chăn nuôi tại Hà Nội, ông Ngô Chung Khanh - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết từ cuối năm 2014, phía Mỹ đã thông báo đang có dịch cúm gà trên quy mô lớn.
Ngay lập tức, nhiều nước như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan...đã dừng nhập khẩu thịt gà từ Mỹ.
Trong khi đó, tại Việt Nam, đến giữa tháng 5/2015 cơ quan quản lý mới có thông báo dừng nhập các sản phẩm từ gà của Mỹ.
Như vậy suốt nhiều tháng, các lô hàng thịt gà từ Mỹ vào Việt Nam vẫn không gặp bất kỳ trở ngại nào…
Về thông tin trên, trao đổi với PV, Cục Thú y cho biết, đã chủ động phòng ngừa, theo dõi sát sao và phản ứng rất kịp thời khi phát hiện dịch cúm gia cầm tại Mỹ có nguy cơ cao.
Cụ thể:
+ Đối với các ổ dịch cúm A/H5N8: Vào cuối tháng 12/2014 phía Hoa Kỳ mới phát hiện có virus cúm A/H5N8 trên chim ưng (Gyrfalcon) tại bang Washington, thông qua việc lấy mẫu giám sát dịch bệnh.
Sau đó, dịch bệnh cúm gia cầm cũng chỉ xảy ra ở một số đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ.
Tính đến ngày 8/5/2015, Mỹ cũng chỉ phát hiện có 22 ổ dịch cúm H5N8 (trong đó có 18 trường hợp trên chim hoang dã và 4 trường hợp trên gia cầm nuôi nhỏ lẻ).
Tổng số gia cầm trong đàn mắc bệnh là 259.207, số chết là 4.538 con, số tiêu hủy là 254.669 con.
Ổ dịch cuối cùng xảy ra ngày 8/5/2015 trên đàn gia cầm nhỏ lẻ 77 con nuôi lẫn gà, vịt, ngỗng tại bang Indiana.
+ Đối với các ổ dịch cúm A/H5N2: Từ tháng 1 đến tháng 5/2015, Hoa Kỳ đã phát hiện có nhiều ổ dịch cúm A/H5N2 tại các cơ sở nuôi gia cầm nhỏ lẻ trên nhiều loại như vịt, ngỗng, chim bồ câu, chim trĩ và cơ sở nuôi gà tây, gà đẻ trứng.
Nếu tính tất cả các ổ dịch cúm xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2015 thì tổng số gia cầm mắc bệnh, tiêu hủy là trên 15 triệu con.
Như vậy, tổng số gia cầm mắc bệnh, tiêu hủy trong thời gian qua của Hoa Kỳ chỉ khoảng 15,5 triệu con (cả chủng H5N8 và H5N2) và chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số gia cầm rất lớn tại Hoa Kỳ.
Hằng năm, Hoa Kỳ sản xuất được trên 50 triệu tấn thịt gia cầm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong khi đó Việt Nam chỉ sản xuất được khoảng 0,85 triệu tấn.
Hầu hết các nước đều ban hành lệnh tạm dừng nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua chế biến từ các bang đang có dịch cúm gia cầm của Hoa Kỳ từ sau tháng 4/2015.
Việt Nam tạm dừng bắt đầu từ ngày 1/5/2015 là sớm so với rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Mặc khác, dịch cúm gia cầm xảy ra tại Hoa Kỳ chủ yếu là ở vịt, ngỗng, gà nuôi nhỏ lẻ và cơ sở nuôi gà lấy trứng, gà tây; trong khi đó Việt Nam chỉ nhập thịt đùi gà đông lạnh có nguồn gốc từ trang trại gà nuôi lấy thịt, đồng thời tại Hoa Kỳ các trang trại nuôi gà lại cách rất xa nhau và bảo đảm an toàn sinh học.
Do vậy, có thể khẳng định rằng thịt gà xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam rất an toàn đối với dịch bệnh cúm gia cầm và theo đúng quy định của OIE.
Có thể bạn quan tâm

Năm 1989, 10 anh em của anh Tài góp vốn đóng tàu 200 CV. Sau 4 năm khai thác hiệu quả ở ngư trường Trường Sa, các anh lại góp vốn đóng thêm chiếc tàu 400CV. Hiện tàu này cũng đang hoạt động ở Trường Sa. Trong năm nay, khi biết Nhà nước có chủ trương cho vay đóng tàu trên 400CV, các anh bàn nhau lập dự án vay đóng tàu 700CV.

Đến giữa tháng 11/2014, tổng dư nợ của Agribank Phan Thiết đạt gần 647 tỷ đồng. Trong đó có 16,623 tỷ đồng được 81 khách hàng vay để đánh bắt xa bờ, làm dịch vụ nghề cá…; 13,873 tỷ đồng được 79 khách hàng vay để đóng tàu từ 170 - 400cv, 1 tàu chuyên đánh bắt xa bờ 420cv và 1 tàu hậu cần nghề cá công suất 650cv.

Hiện giá cao su đang quanh mức thấp nhất 5 năm. Hợp đồng kỳ hạn tham khảo trên sàn giao dịch Tokyo (TOCOM) đã chạm mức thấp nhất 5 năm là 173,8 yen/kg hồi đầu tháng 10, và từ đó đến nay chỉ hồi phục nhẹ, hiện ở mức 206 yen (1,78 USD)/kg, vẫn thấp hơn 25% so với hồ đầu năm.

Bộ Tài Chính Thái Lan vừa có kết luận về chương trình trợ giá gạo được thực hiện trong vòng 10 năm qua ở nước này, theo đó ước tính toàn bộ chương trình đã chịu lỗ khoảng 682 tỷ Baht.

Ông Claudio Karjalaimen- Giám đốc Công ty Tư vấn Finnsea tại Phần Lan cho biết, Phần Lan không chỉ là một thị trường đầy tiềm năng với mức thu nhập bình quân đầu người 46.178 USD/năm; nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với các mặt hàng nông - thủy sản chiếm tới 18 - 20% thu nhập; mà còn là cửa ngõ quan trọng và thuận lợi để hàng hóa nông thủy sản của Việt Nam xâm nhập vào các thị trường Bắc Âu.