Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khởi nghiệp chăn nuôi chỉ với 500.000 đồng

Khởi nghiệp chăn nuôi chỉ với 500.000 đồng
Ngày đăng: 14/09/2015

Anh Giàng A Sinh chăm sóc đàn dê của gia đình.

Anh kể: “Dân bản trước đây đều chịu cảnh thiếu đói những ngày giáp hạt. Năm 1991, tôi lấy vợ và ra ở riêng.

Khi ấy Ngân hàng Phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng CSXH) cho tôi vay 500.000 đồng, tôi mua mấy con lợn con về nuôi. Nhờ chăm sóc tốt lại phòng dịch bệnh đầy đủ nên lợn lớn nhanh, chẳng ốm đau gì. Chỉ một lứa lợn đầu tiên tôi đã có tiền hoàn trả vốn vay cho ngân hàng…”.

Nghề chăn nuôi được anh Sinh chọn làm mũi nhọn xóa nghèo cho gia đình. Anh khai hoang đất sản xuất và xây dựng chuồng trại; đào ao thả cá; nhân nuôi mấy cặp dê giống, từng bước hình thành quy mô trang trại nhỏ. Biết cách làm ăn lại chịu khó áp dụng kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên anh Sinh thu được lợi nhuận cao. Bà con tín nhiệm, bầu anh làm tổ trưởng tổ vay vốn – tiết kiệm của Hội ND xã.

Anh Sinh tâm sự: “Mỗi năm, doanh thu từ trồng trọt, chăn nuôi của gia đình tôi cũng được đôi ba trăm triệu đồng…”. Tuy chưa vào dạng giàu có với tiền tỷ, nhưng anh Sinh lại là người có tấm lòng nhân hậu. Ngay từ khi cuộc sống còn khó khăn, học được kinh nghiệm làm ăn gì hay, có hiệu quả anh đều hướng dẫn nhiều hộ trong bản cùng làm.

Nhà nào khó khăn, thiếu vốn, thiếu giống anh sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ.

Nói về sự sẻ chia với người nghèo của anh Sinh, anh Hàng A Páo, dân bản Háng Là khoe: “Nhà tôi và nhà anh Hạng A Dơ thuộc diện quá nghèo, anh Sinh đã cho mỗi nhà một con trâu để nuôi lấy sức cày kéo”. Trưởng bản Thèn Pả - Giàng A Dua thì gật gù: “Người Mông tự hào vì có thêm một người tốt, giỏi như Giàng A Sinh.

Cả chục hộ ở đây được ông ấy cho không giống dê, gà, lợn, cá… để làm kinh tế. Vừa rồi, ông ấy còn bỏ tiền ra làm đường bê tông vào bản. Sống trong một bản thì phải cùng nắm tay nhau vượt khó mới là người tốt…”. 


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu ở Cầu Ngang (Trà Vinh) Hiệu quả chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu ở Cầu Ngang (Trà Vinh)

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm gần đây huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khuyến khích nông dân chuyển đổi hàng ngàn ha đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu nhằm hạn chế tình trạng khô hạn do thiếu nước tưới. Sau cây đậu phộng, cây bắp giống, đậu bắp giống và đậu xanh giống trồng thử nghiệm trên đất lúa gò cao đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Thu nhập từ các cây trồng mới chịu hạn này cao gấp 1,5 đến 2 lần so cây lúa trước đây.

14/08/2015
Tiêu được giá, nhưng lo dịch bệnh Tiêu được giá, nhưng lo dịch bệnh

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

14/08/2015
Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

14/08/2015
Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

14/08/2015
Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.

14/08/2015