Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai Tây… Vỏ Đỏ

Khoai Tây… Vỏ Đỏ
Ngày đăng: 13/07/2012

Nhiều người dù gắn bó với nông nghiệp vẫn không khỏi bất ngờ khi xem tận mắt, sờ tận tay những củ khoai tây vỏ đỏ, to nần nẫn chừng 3-7 lạng/củ đang được thu hoạch trên cánh đồng của HTX Cấp Tiến (Tiên Lãng, Hải Phòng). Anh Cao Văn Ngọ- chủ ruộng khoai bảo tôi: "Mới chỉ thu lúc khoai chưa xuống hết củ cho các bác tham quan thôi mà đã được trên 1 tấn/sào, nếu để tuần sau dỡ chắc chắn phải được thêm 1 tạ nữa".

Chị Lương Thị Ngọ vụ đầu trồng giống khoai mới, dù không thể đánh vần nổi tên khoai nhưng vẫn rất vui bởi khoai mùa này tốt củ. Hơn 1,9 sào, chị dự tính sẽ cho thu hoạch ít nhất khoảng 2,2-2,5 tấn khoai, cho lãi ước 3 triệu đồng. Nông dân Cấp Tiến từ lâu gắn bó với cây khoai tây bởi lẽ đồng đất cát chuyên màu ở đây rất hợp; bởi ngắn ngày (90 ngày) so với cây màu khác; bởi lao động đơn giản, chỉ trồng, vun luống một lần, bón thúc một lần rồi chờ khi thu hoạch và quan trọng nhất khoai tây cho hiệu quả kinh tế khá. Một sào khoai tây sau 90 ngày chăm bón, năng suất được cỡ 1 tấn, với giá bán 2.500-3.000đ/kg tuỳ thời điểm, trừ chi phí người dân có thể lãi từ 1,2-1,5 triệu đồng.

Chủ nhiệm HTX Cấp Tiến, anh Nguyễn Văn Viễn cho biết địa phương luôn có 15 ha khoai tây trồng ở hai vụ xuân và hè với công thức 2 lúa+2 màu đạt 80-100 triệu/ha. Kinh nghiệm của HTX cho thấy, khoai tây chỉ hiệu quả khi sạch bệnh, năng suất cao và chất lượng tốt. Muốn vậy, phải dùng giống có nguồn gốc, không dùng giống trôi nổi, tận dụng. Cấp Tiến có 2 kho lạnh bảo quản được 65-70 tấn khoai giống.

Năm 2008, do giá giống cao nên HTX đã đi học rồi về tập huấn cho dân kỹ thuật bổ củ cắt dính, rất tiết kiệm mà lại hiệu quả. Bốn giống Aladin; Kunoda; Sinora; Red Baron trồng ở Cấp Tiến do Cty TNHH Phát triển Công nghệ Tấn Phát nhập khẩu từ Hà Lan trong đó 3 giống Aladin, Kuroda, Red Baron có vỏ củ màu đỏ và đỏ nhạt. Anh Phan Tân Khánh-Giám đốc Cty cho hay giống khoai vỏ đỏ chất lượng thơm ngon, nhiều vitamin, khoáng chất hơn khoai vỏ vàng. Nghiên cứu: "Kết quả so sánh, đánh giá một số giống khoai tây Hà Lan, Úc và Đức nhập nội đời G2 vụ đông năm 2007" của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, gồm 12 giống khoai tây trong đó có 4 giống khoai tây Hà Lan: Aladin, Kuroda, Sirola, Red Baron cũng cho thấy tính ưu việt của chúng.

Về thời gian sinh trưởng của các giống khoai tây Hà Lan, Úc và Đức trong thí nghiệm từ 80 - 90 ngày, giảm so với nơi nguyên thuỷ của chúng từ 30 - 40 ngày. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến năng suất và hàm lượng chất khô của khoai tây ở nước ta chưa được cao nên các nhà khoa học đang nghiên cứu tác động của các biện pháp kỹ thuật nhằm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây khoai tây để nâng cao năng suất và hàm lượng chất khô. Về bệnh, hầu hết các giống khoai tây trong thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh mốc sương, nhưng nhiễm ở mức độ rất thấp.

Đối với bệnh do virus, ở hầu hết các giống khoai tây trên đều bị nhiễm virus nhưng ở mức thấp nhất, chúng biến động trong khoảng 1,3 - 2,8%. Mức độ nhiễm bệnh héo xanh dao động trong khoảng từ 2,0 - 4,7% ở tất cả các giống khoai tây tham gia khảo nghiệm. Điều đó nói lên nguồn giống khoai tây Hà Lan, Úc và Đức nhập nội đời G2 là nguồn giống tương đối sạch bệnh. Trong các giống khoai tây tham gia thí nghiệm đều có năng suất củ tươi cao, biến động trong khoảng 17,63 tấn/ha cho đến 24,31 tấn/ha, cụ thể giống cho năng suất củ tươi cao nhất là Atlantic đạt 24,31 tấn/ha, sau đó là các giống Aladin, Red Baron, KT.3... Năng suất chất khô của các giống cũng cao, cao nhất là Atlantic đạt 4,8 tấn/ha, Eben đạt 4,64 tấn/ha, Marabella đạt 4,05 tấn/ha và các giống khoai tây còn lại như Aladin Kuroda, Sirola, Red Barol, KT.3, Esprit, Solara, Afra, Bellasora đạt năng suất chất khô biến động trong khoảng 3,04 tấn/ha đến 3,85 tấn/ha...

Ông Phạm Xuân Liêm-Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống cây trồng và sản phẩm phân bón Quốc gia nhận định giống khoai tây ăn tươi hiện Việt Nam đã có bộ giống kha khá nhưng muốn tăng diện tích trồng khoai tây vượt khỏi con số 30.000 ha hiện tại phải nhờ vào giống phục vụ cho chế biến. Những giống này yêu cầu hàm lượng chất khô cao, hàm lượng đường khử thấp (hàm lượng đường khử cao gây ra hiện tượng đổi màu sẫm sau chế biến-PV), hàm lượng tinh bột cao, mắt củ nông- điều mà bộ giống khoai tây mới của Tấn Phát nhập nội lần này đáp ứng tương đối tốt.


Có thể bạn quan tâm

Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

22/03/2013
Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).

22/03/2013
Sản Xuất Cá Giống Trong Tỉnh Cung Chưa Đủ Cầu Ở Dak Lak Sản Xuất Cá Giống Trong Tỉnh Cung Chưa Đủ Cầu Ở Dak Lak

Dak Lak được đánh giá là tỉnh nuôi trồng thủy sản phát triển nhất trong khu vực Tây Nguyên, với diện tích 9 nghìn ha. Năm 2012, sản lượng thủy sản Dak Lak đạt 14.450 tấn, lượng cá bột sản xuất 970 triệu con, nhưng số con giống sản xuất tại chỗ chỉ đạt 46 triệu con, mới đáp ứng được 59% nhu cầu con giống trong tỉnh.

22/03/2013
Nghêu Chết Hàng Loạt, Ước Thiệt Hại Khoảng 300 Tỉ Đồng Ở Tiền Giang Nghêu Chết Hàng Loạt, Ước Thiệt Hại Khoảng 300 Tỉ Đồng Ở Tiền Giang

Từ đầu tháng 2-2013 đến nay, các sân nghêu khu vực biển Tân Thành huyện Gò Công Đông, Tiền Giang chết hàng loạt với diện tích nghêu chết cao kỷ lục hơn 1.300 ha, ước thiệt hại gần 300 tỉ đồng. Dù chưa, xác định được chính xác tác nhân chính gây chết nghêu nhưng cả người dân và cơ quan chức năng bước đầu đều nhận định có thể do ô nhiễm môi trường vùng nuôi.

22/03/2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Hòa Bình Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Hòa Bình

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

23/03/2013