Khánh thành cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thạch Đồng

Cơ sở giết mổ tập trung Thạch Đồng được quy hoạch với diện tích 3.200 m2, xây dựng trong 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là 1.500 m2, với tổng mức đầu tư 2,7 tỷ đồng.
Công trình gồm 6 hạng mục, được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại gồm hệ thống nhà xưởng, dàn mổ bán tự động, nhà điều hành, hệ thống xử lý nước thải và các hạng mục phụ trợ khác.
Ngoài ra, UBND xã Thạch Đồng còn đầu tư 2,4 tỷ đồng phục vụ công tác GPMB, xây dựng hệ thống điện, đường phục vụ cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thạch Đồng.
Cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thạch Đồng có công suất đạt 150- 180 con/ngày đêm, mỗi lần có thể giết mổ khoảng 10 con gia súc trên dàn treo bán tự động.
Đây là cơ sở giết mổ gia súc tập trung được xây dựng theo hệ thống giết mổ treo và hệ thống xử lý nước thải hiện đại thứ hai trên địa bàn tỉnh sau Nhà máy chế biến súc sản Mitraco.
Với quy trình này, công tác giết mổ gia súc sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, thiết lập mối liên kết chuỗi giá trị sản phẩm thịt an toàn từ khâu sản xuất, giết mổ đến khâu tiêu thụ trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, vụ lạc Xuân năm nay tỉnh Hà Giang trồng trên 6.000 ha. Năng suất bình quân tại các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên ước đạt gần 30 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 18.000 tấn. Giá bán lạc tại thời điểm hiện tại dao động từ 22.000 – 23.500đ/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước từ 6.000 – 7.000đ/kg.

Sáng 8.7, Trạm khuyến nông Vân Canh (Bình Định) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trồng mè trên đất thiếu nước tưới, trồng lúa kém hiệu quả, tại thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh. Tham dự hội thảo có lãnh đạo UBND, các ngành, hội, đoàn thể, người tham gia mô hình và một số nông dân tiêu biểu ở xã Canh Vinh.

Cái được lớn nhất khiến người dân yên tâm là những diện tích được chuyển đổi sang trồng đậu xanh và hoa màu sử dụng ít nước đã cho năng suất, sản lượng cao.

Qua kết quả đo đạc và phân tích mẫu nước trên các tuyến sông chính phục vụ cho nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản mới đây, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau nhận định: Các yếu tố môi trường nước tương đối thuận lợi cho việc sản xuất, thả giống và phát triển của thủy sản nuôi.

Tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản (Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ), Nguyễn Thanh Hải ở ấp Thới Hiệp, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai vẫn chấp nhận đi làm thuê tại một trại sản xuất cá thát lát cườm với ấp ủ tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Sau 3 năm học nghề, Hải quyết định xây dựng trang trại nuôi và ương cá tại quê nhà.