Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ nghề ương giống cá thát lát cườm

Làm giàu từ nghề ương giống cá thát lát cườm
Ngày đăng: 13/07/2015

Được đào tạo bài bản cộng sự chí thú làm ăn, ở tuổi 30, Hải đã là triệu phú với thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Gặp Hải đúng lúc anh đang tất bật tuyển chọn những con cá thát lát cườm "chuẩn" nhất để chuẩn bị ép giống. Nhìn Hải như một nông dân chính hiệu với làn da rám nắng, ít ai ngờ rằng anh từng tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ vào năm 2006. Hải từng làm nhân viên tư vấn kỹ thuật cho một trang trại nuôi và ương cá thát lát cườm giống ở Hậu Giang, với thu nhập 3 triệu đồng/tháng. Thường xuyên tiếp xúc với nhiều lão nông có thâm niên trong nghề nuôi cá thát lát cườm, Hải dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ nghề nuôi, ương cá giống. Sau 3 năm làm thuê, Hải bàn với gia đình tận dụng diện tích xung quanh nhà, đào ao nuôi cá thát lát cườm. Hải chia sẻ: "Cá thát lát cườm là đặc sản của tỉnh Hậu Giang được nhiều nông dân ưa chuộng nuôi. Vì vậy, tôi quyết định đầu tư ương cá giống để cung cấp cho bà con, hơn nữa lợi nhuận từ bán cá bột, cá giống cao hơn cá thịt".

Tận dụng 300m2 đất vườn, anh đào ao nuôi 1.500 con cá thát lát cườm để nhân giống. Sau gần 1 năm nuôi cá, anh để lại 800 con cá bố mẹ tốt nhất để ép giống bán cá bột và cá giống. Số cá còn lại anh xuất bán cá thịt được gần 15 triệu đồng để đầu tư xây dựng bồn ép giống. Anh Hải cho biết: "Để việc ép giống đạt hiệu quả cao, tôi đầu tư xây dựng 6 bồn bằng xi măng (mỗi bồn có diện tích gần 10m2, có hệ thống xử lý nước, cung cấp oxy hiện đại". Sau 2 tháng ép giống, anh xuất bán hơn 100 ngàn con giống, thu lợi trên 20 triệu đồng. Thành công ban đầu giúp anh có thêm động lực để mở rộng qui mô trang trại. Hiện nay, ngoài trang trại hiện có, anh còn 3 trang trại ương cá giống ở Hậu Giang với qui mô gần chục bồn. Mỗi năm, anh Hải xuất bán từ 7 đến 8 đợt cá giống, mỗi đợt khoảng 250 ngàn con, với lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ năm. Tiếng lành đồn xa, nhiều trại nuôi cá ở các tỉnh Hậu Giang, Đồng Tháp đến tìm hiểu và bao tiêu sản phẩm. Hơn nữa, nhờ có mối quan hệ với nhiều chủ trang trại phân phối cá giống ở Hậu Giang nên hầu như cá giống do anh sản xuất đều có đầu ra và giá cả ổn định.

Tuy vậy, theo anh Hải, nghề ương cá đòi hỏi phải có kỹ thuật và sự kiên trì, bởi việc nuôi và chăm sóc khá vất vả. Bên cạnh kiến thức học được và kinh nghiệm đúc kết từ khi làm thuê ở một số trại nuôi cá giống, anh Hải thường xuyên đọc sách báo, gặp gỡ nhiều nông dân có thâm niên trong nghề nuôi cá thát lát cườm để học hỏi. Những ngày đưa cá bố mẹ vào bồn ép giống, có đêm anh phải thức đến 1- 2 sáng để kiểm tra đèn, hệ thống máy cung cấp oxy. Ban ngày, anh tranh thủ ra ruộng tìm thức ăn tự nhiên cho cá ăn để giảm chi phí nuôi.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, nhiều năm qua, anh Hải còn tích cực hỗ trợ con giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi giúp thanh niên địa phương khởi nghiệp. Anh Võ Trường Giang, Bí thư Xã đoàn Xuân Thắng, chia sẻ: "Nhiều thanh niên đến tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm rồi áp dụng nuôi cá, vươn lên thoát nghèo. Riêng anh Hải luôn tận tình hướng dẫn quy trình nuôi sao cho hiệu quả nhất". Hiện tại, anh Hải đang chuẩn bị đào hơn 4.000m2 đất ruộng để xây dựng hệ thống bồn ép cá giống, với qui mô nuôi lớn và quy trình hiện đại. Anh tin tưởng loài cá đặc sản này sẽ ngày càng được nhiều người dân lựa chọn nuôi vì hiện nay sản phẩm từ cá thát lát cườm đã được chế biến xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới…


Có thể bạn quan tâm

Nỗi Niềm Thương Hiệu Sầu Riêng Khánh Sơn Nỗi Niềm Thương Hiệu Sầu Riêng Khánh Sơn

Trong khi Khánh Sơn (Khánh Hòa) còn đang tìm giải pháp để chấm dứt tình trạng vàng thau lẫn lộn giữa sầu riêng Khánh Sơn với sầu riêng mạo danh, thì giờ đây, thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn lại có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng hóa chất ép trái chín nhanh đang diễn ra tràn lan.

16/08/2013
Khuyến Cáo Dân Không Nuôi Chồn Nhung Đen Khuyến Cáo Dân Không Nuôi Chồn Nhung Đen

Theo Cục Chăn nuôi, hiện đầu ra cho chồn nhung đen chưa có, trong khi xuất hiện những cá nhân trục lợi theo kiểu bán hàng đa cấp đã đẩy giá của 1 đôi chồn nhung đen lên lên tới 3-4 triệu đồng (trong khi giá trị thực chỉ khoảng 300.000 - 400.000 đồng).

16/08/2013
Phòng Dịch Tốt Không Sợ Thất Bại Phòng Dịch Tốt Không Sợ Thất Bại

Trong khi các trang trại chăn nuôi gia cầm trong vùng đang điêu đứng vì dịch bệnh, thì trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Đức Lập ở thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội không chỉ đứng vững, mà còn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

16/08/2013
Bệnh Xá Cây Trồng Điểm Tựa Cho Nhà Nông Bệnh Xá Cây Trồng Điểm Tựa Cho Nhà Nông

Với mục đích phát hiện sâu bệnh trên cây trồng và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ, chăm bón hiệu quả, Chi cục BVTV Hưng Yên đã tiến hành thành lập 5 bệnh xá cây trồng. Tuy mới đi vào hoạt động, song bước đầu mang lại hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Đặc biệt, các hoạt động của bệnh xá được hỗ trợ miễn phí cho nông dân.

16/08/2013
Lem Nhem Thủy Sản Miền Bắc Chỉ Dừng Ở Mô Hình Và Phòng Thí Nghiệm Lem Nhem Thủy Sản Miền Bắc Chỉ Dừng Ở Mô Hình Và Phòng Thí Nghiệm

Thực tế, tỉnh nào ở phía Bắc cũng có trại và trung tâm giống thủy sản làm nhiệm vụ nuôi cá bố mẹ để SX cá giống thương phẩm cung cấp cho địa phương. Và miền Bắc cũng là địa bàn của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, đơn vị h àng đầu nghiên cứu, SX cá bố mẹ. Vậy, tại sao thủy sản miền Bắc vẫn nhếch nhác hàng thập kỷ qua?

17/08/2013