Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khấm khá nhờ nuôi dế

Khấm khá nhờ nuôi dế
Ngày đăng: 01/12/2015

Khởi nghiệp bằng nghề thợ xây mưa nắng dãi dầm nhưng cuộc sống vẫn chật vật, anh Hưng lên đường vào Nam lập nghiệp.

Qua nhiều thăng trầm, người thanh niên trẻ vẫn chưa thể tìm ra sinh kế hiệu quả cho đến khi anh tình cờ xem một phóng sự về nuôi dế trên truyền hình.

Nghĩ là làm, anh bắt tay ngay vào thực hiện mô hình này tại Bình Dương với chỉ vỏn vẹn vài triệu đồng trong tay.

Thời gian đầu anh gặp thất bại vì dế chết hàng loạt.

Để cải thiện kỹ thuật, anh theo chân một người bà con sang Thái Lan tiếp tục học tập mô hình nuôi dế rồi quay về ngày đêm nghiên cứu cách chăm sóc dế đúng quy trình nhất.

Sau đó, anh Hưng quyết về quê nhà tại Điện Thắng để thực hiện hoài bão của mình.

Qua bảy năm, với sự dám nghĩ dám làm, thành công đã mỉm cười với anh Hưng.

Chỉ cần căn phòng nhỏ với diện tích khoảng 50m2, anh Hưng kê thêm ba kệ tủ là có thể xuất được khoảng 5kg dế thịt một ngày với giá khoảng 200 ngàn đồng/kg.

Ngoài ra lượng dế không đạt yêu cầu anh Hưng lấy ngắn nuôi dài làm thức ăn cho rắn mối hoặc bán làm mồi cho chim.

Hiện tại, anh Hưng cũng có một chuồng rắn mối với khoảng 700 con, giá rắn mối trên thị trường xấp xỉ 50 ngàn đồng/kg.

Sắp đến, anh Hưng còn dự tính mở rộng quy mô nuôi rắn mối bởi hiện tại nguồn cầu đã vượt cung rất nhiều.

Anh Hưng tâm sự: “Nhìn con dế nhỏ xíu, nhẹ hều nên nhiều người nghĩ rằng bao giờ cho đủ một ký dế bán mà nuôi cho mệt nhưng thực ra một con dế giống đã có thể sinh sản một ký dế thịt.

Giá dế cực kỳ ổn định mà nguồn cầu rất nhiều, không ít lần khách lạ đặt hàng tôi không dám nhận vì sợ không đủ số lượng để cung cấp”.

Thị trường hiện tại của trại dế Ba Hưng phủ rộng khắp toàn quốc, loại dế vàng mà anh Hưng mày mò lai từ dế cơm và dế chó thịt rất thơm ngon nên được các nhà hàng, quán nhậu khắp nơi ưa chuộng.

Ngoài phát hành các tập sách để hướng dẫn kỹ thuật nuôi loại côn trùng này, anh Hưng còn tỉ mỉ hướng dẫn cặn kẽ mọi thao tác như cách vệ sinh dế, kỹ thuật đẻ, úm con… cho nhiều nông dân ở Đại Lộc, Duy Xuyên, Tam Kỳ muốn tìm hiểu nhân rộng mô hình này.

Trại của anh cũng nhận thu mua dế sống từ chính các hộ mà anh hỗ trợ kỹ thuật với giá chênh lệch rất ít nhằm hỗ trợ tối đa cho người nuôi.

Ông Trương Công Liên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Thắng Trung cho biết, tinh thần đam mê, nghị lực làm giàu của Hưng rất đáng học hỏi.

Bởi một số hộ dân trên địa bàn dù được anh Hưng hướng dẫn nhiệt tình nhưng do không có sự kiên trì nên đều bỏ cuộc giữa chừng”.


Có thể bạn quan tâm

Thu Hoạch Ốc Hương Bằng Máy Ở Ninh Thuận Thu Hoạch Ốc Hương Bằng Máy Ở Ninh Thuận

Anh Trịnh Thanh Phong, 42 tuổi ở thôn Tân an, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận thu hoạch ốc hương bằng máy hút ốc.

08/11/2012
Ngăn Chặn Việc Dùng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi Ngăn Chặn Việc Dùng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo các bộ ngành tăng cường phối hợp, có biện pháp xử lý nghiêm để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

20/06/2012
Mỹ Gia Hạn Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Mặt Hàng Tôm Thêm 5 Năm Mỹ Gia Hạn Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Mặt Hàng Tôm Thêm 5 Năm

Phòng Thương Mại Mỹ (USDOC) cho rằng việc bãi bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu sẽ dẫn đến việc tái diễn hoặc tiếp tục hành vi bán phá giá

22/03/2011
Trưởng Thôn Nuôi Rắn Hổ Mang Rừng Trưởng Thôn Nuôi Rắn Hổ Mang Rừng

Anh Nguyễn Đắc Hồng - Trưởng thôn Vạn Tuế (xã Tân Việt - Thanh Hà - Hải Dương) là một trong những người đi đầu trong phong trào nuôi rắn của huyện Thanh Hà.

20/06/2012
Mô Hình Cây Hồ Tiêu Trên Đất Vườn Ở Bến Tre Mô Hình Cây Hồ Tiêu Trên Đất Vườn Ở Bến Tre

Hiện nay, phong trào trồng xen canh trong vườn dừa, vườn cây ăn quả ở huyện Giồng Trôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ông Đặng Công Bình (ấp 3 - xã Long Mỹ - tỉnh Bến Tre) là nông dân đầu tiên của huyện trồng thành công cây hồ tiêu xen trong vườn bưởi, đang trong giai đoạn thu hoạch.

31/05/2012