Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỹ Gia Hạn Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Mặt Hàng Tôm Thêm 5 Năm

Mỹ Gia Hạn Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Mặt Hàng Tôm Thêm 5 Năm
Ngày đăng: 22/03/2011

Phòng Thương Mại Mỹ (USDOC) cho rằng việc bãi bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu sẽ dẫn đến việc tái diễn hoặc tiếp tục hành vi bán phá giá

Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã chính thức bỏ phiếu thông qua quyết định cuối cùng rằng sẽ tiếp tục lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil với lý do rằng nếu lệnh áp thuế được bãi bỏ thì có thể dẫn đến việc tái diễn hoặc tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành công nghiệp tôm của Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian có thể dự đoán trước.

Trước đó, ngày 7/12/2010, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) đã đưa ra Quyết định cuối cùng của giai đoạn rà soát hoàng hôn (Sunset Review). Theo đó đã kết luận rằng việc bãi bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil, Ecuador và Việt Nam có thể sẽ dẫn đến việc tái diễn hoặc tiếp tục hành vi bán phá giá.

Căn cứ kết quả bỏ phiếu chính thức nêu trên của ITC (tỉ lệ 5-1), DOC sẽ ban hành một Lệnh áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil và thời hạn áp dụng là 5 năm./.

Trước đó, ngày 7/12/2010, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) đã đưa ra Quyết định cuối cùng của giai đoạn rà soát hoàng hôn (Sunset Review). Theo đó đã kết luận rằng việc bãi bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil, Ecuador và Việt Nam có thể sẽ dẫn đến việc tái diễn hoặc tiếp tục hành vi bán phá giá.

Căn cứ kết quả bỏ phiếu chính thức nêu trên của ITC (tỉ lệ 5-1), DOC sẽ ban hành một Lệnh áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil và thời hạn áp dụng là 5 năm./.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Khó Vì Nguyên Liệu Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Khó Vì Nguyên Liệu

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu không ổn định. “Mỗi khi nguồn hàng khan hiếm, ngoài việc phải cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty phải tổ chức đi mua ở các tỉnh lân cận mới đủ hàng sản xuất, nên chi phí đầu vào đội lên”-ông Quỳnh than.

18/11/2014
Thỏa Giấc Mơ Đóng Tàu Lớn Thỏa Giấc Mơ Đóng Tàu Lớn

Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Tân An, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi), một trong 6 cơ sở được tỉnh duyệt đủ tiêu chuẩn đóng mới, thời điểm này khá nhộn nhịp. Chỉ vào đôi tàu có công suất gần 600CV vừa hoàn thành đóng mới và đã làm lễ hạ thủy, ông Cao Minh Êm, thôn Tân An vui mừng, bảo: “Con tàu cứng cáp lắm.

18/11/2014
Trụ Vững Từ Chăn Nuôi Lợn Gia Công Trụ Vững Từ Chăn Nuôi Lợn Gia Công

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

18/11/2014
Chè Việt Nam Điêu Đứng Vì Thông Tin Sai Từ Đài Loan Chè Việt Nam Điêu Đứng Vì Thông Tin Sai Từ Đài Loan

Cũng theo ông Minh, ngày 24.11 tại Đài Bắc, Văn phòng văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM và Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức họp báo công bố xác nhận của tỉnh Lâm Đồng, phía Đài Loan có mời tỉnh Lâm Đồng cử đại diện tham dự buổi họp báo.

18/11/2014
Nông Dân Nuôi Cá Tra Bỏ Global GAP Nông Dân Nuôi Cá Tra Bỏ Global GAP

Ngân sách tỉnh bỏ ra hơn 7 tỉ đồng, phải mất đến hai năm triển khai thực hiện ... Thế nhưng, khi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP cho quy trình nuôi cá tra chưa ráo mực, những nông dân ở Trà Vinh đã phải nói lời chia tay với dự án.

18/11/2014