Khấm khá nhờ làm trang trại

Đột phá bằng giao thông – thủy lợi
Chỉ sau 4 năm đến với NTM, Quế Châu không còn những con đường lầy lội nữa, tất cả đều được trải bê tông phẳng lỳ. Nhà cửa, tường rào cổng ngõ của người dân được xây dựng khang trang.
Những công trình phục vụ dân sinh, như trường học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa... đều được đầu tư quy củ.
Hiện nay, các trường học trên địa bàn xã Quế Châu đã được đầu tư đồng bộ, nhờ đó mà tiêu chí về giáo dục đã đạt chuẩn NTM.
Ông Nguyễn Minh Sỹ - Chủ tịch UBND xã Quế Châu phấn khởi nói: “Là xã nghèo nên khi bắt tay triển khai NTM, chúng tôi đã chọn hướng đi riêng của mình.
Đó là tập trung mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó, giao thông - thủy lợi được xác định là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM”.
“Xã tập trung huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình để đầu tư các dự án trọng điểm nhằm tạo động lực phát triển kinh tế.
Chỉ trong mấy năm, địa phương đã đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gần 69 tỷ đồng.
Nhiều công trình thủy lợi, các trạm bơm, đập và các kênh thủy lợi… đều được nâng cấp hoặc xây mới. Việc đầu tư này giúp cho sản xuất nông nghiệp của xã đạt nhiều thành quả đáng kể” - ông Sỹ cho biết.
Ngoài đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, Quế Châu còn đầu tư 31 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông.
Nhờ đó, nhiều công trình, tuyến đường giao thông quan trọng đã được đầu tư hoàn thiện, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, như các tuyến đường ĐH12, ĐH18, ĐT611, đường từ thị trấn Đông Phú đi suối Tiên.
Ngoài ra, hàng chục km đường xã, đường dân sinh... cũng được xây dựng và đã đầu tư.
Người dân tăng thu nhập
“Để tăng thu nhập cho người dân, xã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi; đồng thời khuyến khích người dân phát triển kinh tế hộ gia đình, mạnh dạn chăn nuôi, xây dựng kinh tế gia trại - trang trại để tăng thu nhập.
Toàn xã đang có trên 3.500 con gia súc, gần 70.000 con gia cầm, xuất hiện nhiều mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi có hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân...” – ông Sỹ chia sẻ.
Hộ anh Nguyễn Ba (thôn Khánh Đức, xã Quế Châu, Quế Sơn) từ nghèo khó đã vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương mình bằng chăn nuôi.
Anh Nguyễn Ba vốn là bác sĩ thú y, nhưng lại đam mê chăn nuôi nên đã mở trang trại tổng hợp để chăn nuôi gà và lợn.
Mỗi năm doanh thu từ trang trại này trên 2 tỷ đồng, trừ các chi phí, gia đình anh thu lãi vài trăm triệu đồng/năm…
Nhờ chú trọng phát triển kinh tế, đẩy mạnh chăn nuôi nên đời sống của đại bộ phận người dân trong vùng ngày càng tăng lên.
Nếu như cách đây 5 năm, hộ nghèo của xã còn gần 22% thì đến nay đã giảm còn 12%; thu nhập bình quân đầu người hiện nay tăng lên 19 triệu đồng/người/năm.
“Để đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM và tăng thu nhập cho người dân, trong những năm tới xã Quế Châu tập trung các nguồn lực để tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, chú trọng phát triển sản xuất, chăn nuôi hiệu quả để nâng cao hơn nữa tiêu chí thu nhập và hoàn thành Chương trình xây dựng NTM…
Trên hành trình này, Quế Châu rất cần sự quan tâm, đầu tư hơn nữa từ cấp trên” – ông Sỹ nói.
Tính đến nay xã Quế Châu đã đạt 10/19 tiêu chí NTM, các tiêu chí còn lại sẽ được tiếp tục quan tâm đầu tư ở giai đoạn tới và địa phương này phấn đấu đến năm 2020 trở thành xã NTM.
Có thể bạn quan tâm

Lúa Nàng Nhen Bảy Núi (thường gọi Nàng Nhen) là một trong những giống lúa truyền thống đã có từ hàng trăm năm của người Khmer Bảy Núi (An Giang) vừa được quy hoạch trồng thêm trên 300 ha tại huyện Tịnh Biên.

Giá rau xanh tại các chợ tăng mạnh Liên tiếp những trận mưa to trong suốt tháng 7 vừa qua khiến một số vùng trồng rau lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị dập nát, chậm lớn làm nguồn cung rau tại địa phương giảm, giá rau tăng từ 30 - 40% so với cách đây 1 tháng.

Với diện tích hơn 12.000 ha, mì là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa (Gia Lai) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, một vài năm gần đây, trên cây mì liên tiếp xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng năng suất.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) vừa chuyển giao kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho nông dân với nguyên liệu chính sản xuất phôi nấm từ mạt cưa. Mô hình đã tạo sự quan tâm của rất nhiều nông dân, bởi ít tốn công và chi phí đầu tư.

Thời gian gần đây giá khoai lang xuất khẩu ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… liên tục giảm khiến hàng loạt hộ bị lỗ.