Thừa khoai lang xuất khẩu

Ông Sơn Văn Luận, Chủ tịch HĐQT HTX Khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết, do từ đầu năm 2015 đến nay giá khoai lang xuất khẩu dao động ở mức thấp, nên nhiều hộ trồng khoai ít đầu tư… dẫn tới các ruộng khoai giảm năng suất, hư hao nhiều, chất lượng kém, nên thương lái chỉ mua khoảng 100.000 - 180.000 đồng/tạ (1 tạ = 60kg); riêng những ruộng khoai tốt được giá từ 200.000 - 240.000 đồng/tạ. Đây là mức giá thấp nhất trong nhiều năm qua, vì thế hầu hết nông dân trồng khoai xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL đều thua lỗ.
Theo ông Luận, thị trường xuất khẩu khoai lang ở ĐBSCL lâu nay dựa vào Trung Quốc, tuy nhiên việc “ăn hàng” của thị trường này rất thất thường, không ổn định về giá cả lẫn sản lượng. Thông thường lúc hút hàng thì giá tăng, khi tới mùa thu hoạch rộ giá lại rớt. Hiện tại, diện tích trồng khoai lang xuất khẩu ở ĐBSCL quá nhiều, nông dân lạm dụng trồng khoai lang liên tục trong năm (3 vụ/năm) dẫn tới thừa sản lượng, đất đai bị thoái hóa, mầm bệnh xuất hiện nhiều…
Để ổn định vùng trồng khoai lang xuất khẩu, nông dân cần liên kết với các HTX, áp dụng trồng khoai lang chỉ 1 vụ/năm; các vụ còn lại nên chuyển sang trồng lúa hoặc rau màu khác. “Nên luân canh 1 vụ khoai - 2 vụ lúa hoặc 1 vụ khoai - 1 vụ lúa - 1 vụ màu sẽ bền vững nhất, giúp giảm sâu bệnh, giảm sản lượng dư thừa và chủ động đầu ra. Có như vậy, nông dân trồng khoai xuất khẩu mới đảm bảo lợi nhuận”- ông Sơn Văn Luận kiến nghị.
Có thể bạn quan tâm

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

Theo thống kê của ngành chức năng, tháng 3/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10.194 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, 269 ha tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại trên 70% và 9.925 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp thiệt hại từ 30 - 70%.

Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, sâu bệnh đe dọa đến trồng trọt. Để khắc phục những bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đồng Nai đã và đang ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

Rời miền sông nước tỉnh Đồng Tháp, đến vùng đất mới thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để lập nghiệp từ năm 2010, ông Huỳnh Văn Tuyển chỉ có sự cần cù, kinh nghiệm trồng cây ăn trái cùng số vốn khiêm tốn của gia đình để gầy dựng cơ nghiệp.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ trung tuần tháng 4-2013 đến nay, nông dân ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống... đã thả 250 triệu con giống tôm sú xuống gần 3.900 ha ao nuôi.