Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP

Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.
Đến dự khai giảng lớp tập huấn có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Dự án, lãnh đạo TTKN-KN, đại diện Trung tâm Giống Nông nghiệp - Thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giá Rai, Trạm KN-KN huyện Rai, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Gía Rai, chính quyền địa phương cùng 60 bà con nông dân 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A tham dự (mỗi lớp 30 nông dân).
Tại buổi khai giảng, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Dự án GIZ khai thông ý nghĩa và tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Phương Hùng, phó Giám đốc TTKN-KN, triển khai một số vấn đề liên quan đến lớp tập huấn như: kinh phí, nội quy của lớp, thời gian học, trợ huấn cụ phục vụ cho công tác học tập và gỉảng dạy. Theo kế hoạch mỗi lớp gồm 8 ngày (1 ngày khai giảng, 1 ngày tổng kết, 6 ngày học trên lớp và thực hành).
Lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ thuật cho bà con nông dân canh tác lúa trên đất nhiễm mặn. Nông dân trực tiếp sản xuất những giống lúa có khả năng chịu mặn ngay trên đồng đất của mình để chọn những giống thích hợp nhất, có năng suất, nhằm giảm rủi ro, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống. Đặc biệt là ứng phó trước tình hình thời tiết biến đổi bất thường như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Dễ trồng, ít tốn công lao động, sớm cho thu hoạch lại có năng suất và giá trị kinh tế cao nên cây thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân xã Tân Thanh, Lâm Hà (Lâm Đồng). Tuy nhiên, việc trồng cây thanh long ở địa phương này còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Để có thể khai thác hết giá trị kinh tế loài cây này mang lại, người dân cần có sự đầu tư đúng mức bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) vẫn đang “tàn phá” tôm nuôi của Thái Lan khiến nhiều nhà NK tôm chân trắng của EU lao đao do giá tôm tăng mạnh. Tháng 12/2012. Giá tôm cỡ 70 con/kg cũng tăng từ 4,7 USD/kg lên 6,6 USD/kg.

Cách đây vài năm, người trồng cam sành ở huyện Kế Sách còn ngêu ngao câu ví buồn: “Cam sành lột vỏ còn “cay”/Nông dân điêu đứng vì cam sau nhà…”. Ấy vậy mà, sau hơn 2 năm thực hiện mô hình trồng cam sành theo dự án Jica do Nhật Bản tài trợ đã xóa tan đi câu ví một thời.

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.

Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.