Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.
Tham dự lớp tập huấn, các nông, ngư dân đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm hướng dẫn về cách xây dựng, cải tạo ao nuôi ba ba; cách chọn ba ba giống, cách phòng trị bệnh và đặc biệt là cách cho ba ba quen với thức ăn công nghiệp. Trong buổi tập huấn bà con nông, ngư dân còn được chia sẽ kinh nghiệm từ các hộ ngư dân đã nuôi ba ba mang lại hiệu quả cao đến từ các địa phương khác.
Bà Đào Thị Thanh, Phó phòng Kỹ thuật Thủy sản thuộc Trung Tâm KN-KN cho biết: Chúng tôi mở lớp tập huấn này với mục đích là hướng dẫn cho nông, ngư dân hình thức nuôi mới là dùng thức ăn công nghiệp vì hiện nay hầu hết nuôi ba ba là sử dụng thức ăn tươi. Nuôi ba ba bằng thức ăn tươi không chủ động, tốn nhiều công sức tìm kiếm, chế biến nguyên liệu và nhanh ô nhiễm môi trường ao nuôi. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ giúp người nuôi chủ động về thức ăn, môi trường cũng ít bị ô nhiễm hơn.
Khó khăn nhất của nuôi ba ba dùng thức ăn công nghiệp là giai đoạn đầu tập cho đối tượng làm quen với thức ăn. Hình thức nuôi này cũng cần phải làm tốt các khâu như: Thay nước ao kịp thời khi thấy bẩn, bảo đảm sự yên tĩnh cho ba ba, nuôi được một thời gian nên phân loại nuôi riêng để hạn chế ba ba sát hại lẫn nhau, giống chọn phải đồng đều, không bị xây xát, dị tật; Thả nuôi đúng mật độ, thực hiện tốt việc phòng bệnh, cho ăn đủ lượng và chất, định kỳ bổ sung thêm vitamin, chất khoáng để tăng sức đề kháng cho ba ba nuôi, đồng thời thường xuyên theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các yếu tố môi trường, kịp thời xử lý khi ba ba xuất hiện triệu chứng bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo một nghiên cứu gần đây của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Việt Nam được cho là quốc gia hưởng lợi nhất từ TPP nhưng những gì mà nó mang lại cho ngành nông nghiệp lại rất hạn chế.

Năm 2015, diện tích cánh đồng lớn của tỉnh Long An đạt hơn 28.500ha, tăng hơn 11.100ha so với năm 2014 và tăng 8.500ha so với kế hoạch của toàn tỉnh.

Toàn tỉnh Bến Tre hiện có 27.500 ha diện tích vườn cây ăn trái. Trong đó, có các loại cây chủ lực như bưởi 5.500ha; nhãn 4.000ha, chôm chôm 5.560ha, sầu riêng 1.860ha, măng cụt 1.665ha...

Theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2020, Đồng Nai sẽ có 7.000ha hồ tiêu, còn theo quy hoạch của tỉnh, đến cùng thời điểm trên, diện tích hồ tiêu trong tỉnh là 10.000ha. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 13.380ha tiêu.

Nguyên nhân thiệt hại vụ ngô thu đông 2015 tại các địa phương này là do thời tiết bất thuận và kỹ thuật canh tác của bà con chưa đúng quy trình.