Giá Tôm Chân Trắng Thái Lan Tăng Mạnh

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) vẫn đang “tàn phá” tôm nuôi của Thái Lan khiến nhiều nhà NK tôm chân trắng của EU lao đao do giá tôm tăng mạnh. Tháng 12/2012. Giá tôm cỡ 70 con/kg cũng tăng từ 4,7 USD/kg lên 6,6 USD/kg.
Giám đốc một công ty NK tôm cho biết nếu giá tôm vẫn tiếp tục tăng, các nhà NK EU sẽ thua lỗ lớn. Đối với những khách hàng đã đặt mua tôm nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ vào dịp hè sẽ gặp rắc rối bởi hiện nay giá tôm nguyên liệu tại Thái Lan tăng cao trong khi sản lượng không ổn định.
Những doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua tôm chân trắng Thái Lan với giá bán đã được thỏa thuận thì sẽ buộc phải tăng giá bán tôm trên thị trường tiêu thụ. Như vậy, họ sẽ phải giảm bớt lượng NK hoặc sẽ phải cắt giảm các khoản ưu đãi khác đối với các sản phẩm tôm chân trắng Thái Lan.
Với mức giá tăng như hiện nay, không chỉ có các nhà NK EU lo ngại, các nhà NK ở Mỹ và Canada cũng đang phải đối mặt.
Nếu giá vẫn ở mức cao hoặc tiếp tục tăng, họ buộc phải tìm kiếm sản phẩm thay thế khác.
Sản lượng tôm Thái Lan giảm do EMS
Mấy năm qua, sản lượng tôm của Thái Lan giảm dần, phần lớn do dịch bệnh. Năm 2010, nước này sản xuất khoảng 650.000 tấn tôm nguyên con. Đến năm 2012, sản lượng giảm xuống còn 450.000 – 500.000 tấn.
Theo ước tính, năm nay, sản lượng tôm của Thái Lan chỉ đạt khoảng 400.000 tấn. Nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện có lẽ sản lượng chỉ đạt 300.000 tấn.
Mới đây các nhà nghiên cứu đã tiến thêm bước nữa trong việc xác định nguyên nhân gây dịch bệnh và cho rằng vi khuẩn là tác nhân gây bệnh cho tôm, ngay từ tôm bố mẹ.
Giá tôm Châu Á và Ecuador sẽ tăng
Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi tuy nhiên mức độ nhẹ hơn. Nhiều khả năng, giá tôm từ nguồn cung Châu Á cũng sẽ tăng lên.
Tình hình sản xuất tôm của Thái Lan chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới giá tôm của các nước sản xuất khác.
Một doanh nghiệp NK tôm Trung Quốc cho biết giá tôm Trung Quốc cũng đang tăng lên.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như năm 2010, giá trị thu được trên 1 ha mặt nước là 80 triệu đồng, thì năm 2013 giá trị tăng lên 126 triệu đồng/ha, trong đó cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha nếu thực hiện nuôi thâm canh 2 vụ trong năm.

Để mở rộng hệ thống phân phối cho sản phẩm vải thiều, giữa tháng 6/2014, lần đầu tiên, Sở Công Thương 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ quả vải với 11 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam bộ.

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.

Dự án được Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ tháng 5-2014 đến hết tháng 5-2015, tại các xã: Lương Phú, Kha Sơn, Tân Hòa và Bảo Lý với quy mô 1,5ha, bao gồm 11 hộ dân tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 60% giá giống, 30% giá thức ăn công nghiệp và tập huấn khoa học kỹ thuật về biện pháp thâm canh, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho cá.