Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá lên nhờ nuôi dê Boer

Khá lên nhờ nuôi dê Boer
Ngày đăng: 20/08/2015

Theo ông Nam, đặc điểm của giống dê Boer là sinh sản nhanh, mỗi năm nếu chăm sóc tốt có thể sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 2 con, trọng lượng từ 3 - 3,5 kg/con. Hiện dê giống đang được bán với giá 200.000 đồng/kg và dê thịt 110.000 đồng/kg. Với việc nuôi dê bán giống cho nhiều hộ dân trong vùng và bán thêm dê thịt, mỗi năm gia đình ông Nam có thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng.

Ông Nam cho biết: "Dê Boer nuôi nhanh lớn hơn dê bách thảo, bán giống cũng cao hơn. Dê bách thảo nuôi thịt chậm lớn hơn so với dê Boer. Nghề nuôi dê không cần vốn nhiều như nuôi các loại gia súc, gia cầm khác, hộ vượt nghèo cũng nuôi được... Thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây trong vườn, nhưng để dê phát triển tốt, chuồng trại phải thoáng mát, thức ăn khô ráo, sạch sẽ để tránh dê bị trướng bụng. Đối với dê sinh sản, cho ăn thêm cám viên để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đến thời kỳ cai sữa cần tiêm thuốc xổ giun cho dê con".

Ông Văn Quang Giang, phó chủ tịch Hội nông dân xã Bảo Hòa cho biết: "Trong 2 năm gần đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm dê ngày càng cao lên, giá cả tương đối, bà con nông dân phấn khởi. Bà con chuyển đổi từng bước từ dê bách thảo, dê lai sang nuôi dê Boer. Hiệu quả kinh tế của dê Boer là cái cách chăm sóc đầu tư như nhau, có điều nó đem lại hiệu quả kinh tế khá cao".

Mô hình này cho thấy, nông dân không chỉ thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mà còn mở thêm hướng đi mới, giúp người dân tăng thêm thu nhập cho gia đình và góp phần nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Ông Châu Văn Quầy, Người Nông Dân Chăm Điển Hình Sản Xuất Giỏi Ông Châu Văn Quầy, Người Nông Dân Chăm Điển Hình Sản Xuất Giỏi

Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.

29/07/2013
Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Cấy Lúa Chống Hạn Ở Phước Chiến Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Cấy Lúa Chống Hạn Ở Phước Chiến

Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.

29/07/2013
Anh Trần Dưỡng Làm Giàu Từ Trang Trại Anh Trần Dưỡng Làm Giàu Từ Trang Trại

Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.

29/07/2013
Trở Lại Vùng Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Chất Lượng Cao Trở Lại Vùng Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Chất Lượng Cao

Trở lại vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải (Ninh Phước), tôi chợt bâng khuâng nhớ về một ngày cách nay 20 năm, khi lần đầu tiên cùng một đồng nghiệp đi ngang qua đây để đến Phú Thọ, một thôn hẻo lánh thuộc phường Đông Hải (Phan Rang-Tháp Chàm).

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nho Trôm Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nho Trôm

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.

29/07/2013