Trồng thử nghiệm 2 ha cây chùm ngây xen cam

Sau hơn 6 tháng triển khai thực hiện, kết quả cây chùm ngây và cây cam đều sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống đạt 98%. Cây chùm ngây có hiện tượng rụng lá rất ít, các lá lớn có màu xanh đậm, hầu như không xuất hiện sâu bệnh và có khả năng chịu hạn rất tốt. Theo các nhà chuyên môn, cây chùm ngây là loài thực vật thân gỗ chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp, như: vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chống viêm nhiễm, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, giúp ổn định huyết áp, bảo vệ gan. Toàn bộ các phần trên cây đều có tác dụng làm rau ăn hàng ngày.
Kết quả trên bước đầu khẳng định, cây chùm ngây thích hợp đưa vào thâm canh trên những chân đất cao hoặc không chủ động tưới tiêu. Huyện Thọ Xuân có kế hoạch triển khai trồng cây chùm ngây với quy mô lớn, hướng đến mục tiêu xuất khẩu cũng như sản xuất các sản phẩm thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm làm đẹp từ cây chùm ngây, qua đó giúp nông dân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Hơn có 6 công vườn, trước đây trồng nhãn da bò. Năm 1990, đầu ra cây nhãn không ổn định, anh Hơn mạnh dạn đốn bỏ trồng chôm chôm Java và chôm chôm nhãn. Bốn năm sau vườn chôm chôm cho thu nhập ổn định, tuy nhiên, nếu để chôm chôm ra hoa mùa thuận thì hàng dội chợ, bán giá không cao.

Hằng năm, từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, do ảnh hưởng của gió bấc, các vùng nuôi trồng thuỷ sản thường bị ảnh hưởng nặng nề của áp thấp nhiệt đới, mưa nắng thất thường, tôm nuôi khó phát triển.

Trong nửa đầu tháng 7/2013, có 2 cuộc họp quan trọng tại ĐBSCL do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì để bàn giải pháp cứu ngành cá tra.

Vụ lúa Đông Xuân 2013 - 2014 được dự báo vẫn còn không ít khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh cũng như những bất lợi về giá cả và thị trường tiêu thụ lúa gạo. Song, nếu tuân thủ khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bà con nông dân chẳng những có được một vụ mùa bội thu, mà còn tiết kiệm được chi phí và giảm đáng kể giá thành sản xuất.

Đây là lần đầu tiên tỉnh Gia Lai tổ chức thả cá ra các ao hồ tự nhiên nhằm tái tạo nguồn cá nước ngọt. Đồng thời hỗ trợ người dân đánh bắt cá theo phương thức truyền thống, tạo nguồn thực phẩm tại chỗ cho người dân sinh sống khu vực gần hồ.