Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Cút

Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.
Năm 2010, vợ chồng anh Đào Văn Thắm ra ở riêng, vợ chồng trẻ với hai bàn tay trắng chỉ có vài sào ruộng làm không đủ ăn, điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Với ý chí vươn lên thoát nghèo, anh Đào Văn Thắm cùng gia đình đã nghiên cứu tính toán, tìm hiểu rất nhiều cách làm kinh tế của các hộ dân khác trong xã, từ đó quyết định lựa chọn mô hình nuôi chim cút để phát triển kinh tế gia đình. Để mô hình này thành công, anh Thắm rất tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các hộ nuôi chim khác, từ cách làm chuồng, chăm sóc chim. Ban đầu do chưa có vốn và kinh nghiệm nên gia đình anh Thắm chỉ dám đầu tư nuôi 1.500 con chim cút. Anh Thắm cho biết: “Nuôi chim cút phải tuân thủ hết sức ngặt nghèo về kỹ thuật, đặc biệt chuồng trại nuôi phải thật sạch, cách bố trí lồng cũng rất quan trọng phải phù hợp để tiện chăm sóc.
Tôi đã nghiên cứu, học hỏi, đúc rút được một số kinh nghiệm như: Kích thước chiều ngang của lồng nuôi phải là 95cm, cao 20cm, khoảng cách của mỗi lồng là 15cm, không gian thông thoáng, không ẩm thấp, lúc nào cũng sạch để tránh dịch bệnh. Thức ăn của chim cút có loại cám dành riêng không được pha trộn, nếu cho ăn cám khác là chim sẽ không đẻ, cho chim ăn đều và đúng giờ, nếu không sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ đẻ trứng của chim. Đặc điểm của chim cút có chu kỳ rất ngắn từ khi sinh ra tới lúc đẻ trứng chỉ tầm 50 ngày và thời gian nuôi cho trứng chỉ khoảng 7 đến 8 tháng là thay đàn mới, vì lúc đó chim đẻ sẽ kém và không hiệu quả”.
Sau một thời gian nuôi thấy cho hiệu quả cao, anh Thắm đã quyết định mở rộng đàn, đến nay gia đình anh đang nuôi hơn 2.500 con chim cút cho trứng, trên diện tích chuồng trại 60m2, mỗi ngày cho khoảng 2.300 quả trứng, giá trứng trên thị trường hiện nay khoảng 5.000 đồng/một chục trứng. Ngoài nuôi chim lấy trứng, anh Thắm còn thu nhập từ bán chim cút thịt khi thay đàn với giá 17.000 đồng/con. Tính tổng thể mỗi năm gia đình anh cho thu nhập từ nuôi chim cút khoảng 120 triệu đồng. Anh Thắm cho biết thêm: Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi chim cút lớn hơn nữa, mong muốn có những chính sách hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng để đầu tư và mở rộng thêm nhiều chuồng trại, phục vụ nhu cầu thị trường đang rất cần hiện nay.
Với khát khao làm giàu, anh Đào Văn Thắm đã có được kết quả bước đầu đáng khích lệ từ mô hình nuôi chim cút của mình, giờ anh trở thành một trong những hộ dân khá giả của thôn 4, xã Quảng Minh. Từ mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Thắm khẳng định thêm một cách làm hiệu quả, hướng đi mới cho nông dân vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Thay vì bán cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nhiều nông dân tại ĐBSCL hiện đang chuyển sang nuôi cá tra để cung ứng cho thị trường nội địa với lợi nhuận ổn định và thu được “tiền tươi thóc thật”.

Trong khi tại các chợ ở trung tâm thành phố Long Xuyên (An Giang), cá linh đầu mùa giá cao, hút hàng thì tại các địa phương đầu nguồn, người nghèo đánh bắt nhỏ lẻ không tiêu thụ dễ dàng nguồn lợi "trời cho" này.

Ngày 29/7/2014, Công ty Điện lực Trà Vinh phối kết hợp với Phòng Công thương huyện Duyên Hải, UBND xã Long Vĩnh, Ngũ Lạc, Dân Thành và xã Đông Hải tiến hành bàn giao hướng tuyến và cọc mốc công trình cấp điện khu vực huyện Duyên Hải năm 2014.

Cùng với những chính sách của Chính phủ hỗ trợ ngư dân có tính chất ưu đãi nhất từ trước đến nay, vào lúc này, tại các địa phương, nhiều giải pháp cũng đang được triển khai nhằm nâng cao đời sống của ngư dân. Một trong những giải pháp đó là tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.

Anh Vũ Thế Phong (trong ảnh), thôn Thượng Bản, xã Quyết Thắng (Sơn Dương - Tuyên Quang) là đoàn viên năng động trong phát triển kinh tế. 32 tuổi, anh đã là chủ một cơ ngơi khang trang hàng tỷ đồng, với mô hình chăn nuôi gà và làm nghề giò chả, thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng.