Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tra Bán Nội Địa

Nuôi Cá Tra Bán Nội Địa
Ngày đăng: 16/07/2014

Thay vì bán cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nhiều nông dân tại ĐBSCL hiện đang chuyển sang nuôi cá tra để cung ứng cho thị trường nội địa với lợi nhuận ổn định và thu được “tiền tươi thóc thật”.

Với việc sử dụng thức ăn tự chế biến, người nuôi cá đã giảm được giá thành, lợi nhuận cao hơn so với khi bán cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Giảm được giá thành, có lời

Vừa bán xong ao 100 tấn cá, bà Trương Thị Hòa (xã Phú Thuận A, Hồng Ngự, Đồng Tháp) cho biết mỗi ngày thương lái chỉ mua 20-30 tấn cá nhưng giá cao hơn, cân xong trả tiền ngay chứ không neo nợ kéo dài như khi bán cho doanh nghiệp (DN) trước đây.

Theo bà Hòa, do giá cá xuống thấp mà giá các loại thức ăn công nghiệp cứ tăng khiến người nuôi liên tục thua lỗ khi nuôi cá bán cho DN.

Đầu năm nay, bà Hòa chuyển sang nuôi cá bằng thức ăn tự chế với cám, cá biển, bánh đậu nành..., giảm được chi phí đáng kể nên bán cá cho thương lái vụ này có lãi hơn 100 triệu đồng.

Cũng như bà Hòa, nhiều người dân tại ĐBSCL chuyển qua nuôi cá bán cho các cơ sở chế biến tiêu thụ trong nước. Ông Lê Văn Cường (xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) - người vừa bán thêm một ao 70 tấn cá - cho biết thay vì thả cá giống mật độ dày như khi bán cho DN chế biến xuất khẩu trước đây, hiện ông thả giống thưa nên cá ít nhiễm bệnh, thức ăn tự chế đã giảm được giá thành nuôi chỉ còn 20.000 đồng/kg.

“Với giá bán cho cơ sở khô phồng có lúc lên tới 25.000-26.000 đồng/kg nên vụ nuôi nào cũng có lãi” - ông Cường nói.

Theo ông Lê Chí Bình - phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, do các DN chế biến cá xuất khẩu đều đã đầu tư vùng nguyên liệu nên việc tiêu thụ cá của nông dân càng thêm khó khăn.

Ngoài ra, DN mua thường để nợ kéo dài, thậm chí... “xù” luôn, nên ngày càng nhiều hộ bán cá cho thương lái hoặc các cơ sở sản xuất khô phồng đặc sản.

Do hoạt động mua ổn định, “tiền tươi thóc thật”, dần dà một bộ phận nông dân chuyển qua chuyên nuôi cá tra bán cho họ. “Thay vì sử dụng thức ăn công nghiệp, người nuôi tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có làm thức ăn cho cá nên kiểm soát được chất lượng, đặc biệt giảm được giá thành” - ông Bình nói.

Nhiều tiềm năng

Ông Lê Ngọc Thanh, một thương lái ở An Giang, cho biết tại An Giang và Đồng Tháp hiện có khá nhiều người chuyên mua cá tra tiêu thụ nội địa. Mỗi ngày ông Thanh mua 30-40 tấn cá rồi đưa lên chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM) tiêu thụ.

Số khác được ướp nước đá và vận chuyển bằng xe tải giao cho các vựa ở Tây nguyên, miền Đông, miền Trung và cả nhiều nơi tận miền Bắc. “Cá tra bây giờ đã được nhiều nơi trong nước biết đến, rất được người tiêu dùng ưa chuộng, có mặt trong nhiều quán ăn, nhà hàng” - ông Thanh nói.

Do việc tiêu thụ cá tra tại thị trường nội địa thời gian qua khá ổn định, hằng ngày thương lái tỏa xuống các vùng nuôi mua cá tra tươi sống tập trung về các chợ đầu mối, vựa cá ở các tỉnh thành, sau đó bạn hàng mua lại rồi đưa đi bỏ mối khắp chợ lớn nhỏ.

“Cá tra làm ra nhiều món ngon, giá bán lại rẻ nên ngày càng được chọn lựa trong bữa ăn gia đình, các khu công nghiệp vẫn thường sử dụng trong bữa cơm cho công nhân. Mỗi ngày đều có hơn 500 tấn cá từ ĐBSCL đưa về các nơi tiêu thụ” - bà Nguyễn Thị Lan, đang mua cá ở Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), cho hay.

Ông Trương Hải, giám đốc Công ty TNHH Trương Hải chuyên sản xuất khô cá tra phồng đặc sản, cho biết ngoài bán cho du khách đến An Giang du lịch, một số cơ sở làm khô phồng trên địa bàn còn thiết lập hệ thống bán lẻ ở nhiều tỉnh thành khác.

Sản phẩm khô phồng với giá 100.000-110.000 đồng/kg bán khá chạy nên nhu cầu cá tra loại 1,2-2kg/con để chế biến rất lớn.

“Công ty của tôi có đặt trung tâm phân phối sản phẩm ở TP.HCM, mỗi tháng cần đến khoảng 500 tấn cá tra để chế biến. Gần đây thiếu cá nguyên liệu trầm trọng, hiện nay giá cá 23.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 26.000 đồng/kg” - ông Hải nói.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng.

16/01/2012
Nuôi Ốc Hương Nuôi Ốc Hương "Một Vốn - Ba Lời"

Theo tính toán của người dân, cứ 1 kg (khoảng 1 vạn con) ốc hương giống nuôi trong một lồng (diện tích 3x4 m), sau 5 tháng sẽ cho 80-100 kg ốc thương phẩm, chi phí tính gộp chưa đến 4,5 triệu đồng.

25/12/2010
Triển Khai Mô Hình “Nuôi Cua Công Nghiệp” Triển Khai Mô Hình “Nuôi Cua Công Nghiệp”

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, năm 2010 được sự hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình dự án KNKN thuộc Trung tâm KNKN Quốc gia, Trung tâm KNKN Bạc Liêu đã triển khai mô hình “ Nuôi cua công nghiệp” trên địa bàn 2 huyện Hòa Bình, Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu

08/03/2011
Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Là Vùng Nông Sản Lớn Toàn Cầu Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Là Vùng Nông Sản Lớn Toàn Cầu

Phạm vi quy hoạch vùng ĐBSCL gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.Cần Thơ và 12 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau

17/03/2011
Họp 4 Bên Về Vấn Đề Cá Tra Tại Thụy Sĩ Họp 4 Bên Về Vấn Đề Cá Tra Tại Thụy Sĩ

Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Vasep, ngày 23/3/2011, ông Mark Powell đã đồng ý với đề nghị của VASEP tổ chức một cuộc họp 4 bên (WWF quốc tế, WWF Việt Nam, VASEP và Vinafish).

31/03/2011