Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Keo chết vì nắng hạn

Keo chết vì nắng hạn
Ngày đăng: 08/07/2015

Chúng tôi theo chân ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - Phó Trưởng Công an kiêm cán bộ lâm nghiệp xã Diên Thọ lên núi Hòn Ngang, nơi xảy ra tình trạng keo chết hàng loạt trong thời gian qua. Dọc con đường mòn từ chân đồi lên sườn núi, qua những đám keo đã bị chết khô, chúng tôi thấy một số người dân đang phát ranh cho rẫy keo của mình để đề phòng cháy rừng.

“Đám keo của tôi đã bị chết lác đác khoảng 30%. Vì keo còn nhỏ, chưa thể bán được nên tôi chỉ còn biết cầu cho trời mưa để cây phục hồi. Nếu một thời gian nữa không có mưa thì chắc cũng chết sạch”, một người dân cho biết. Dừng lại ở một đám keo đã bị chết gần như hoàn toàn, ông Tuấn cho biết, đám keo này là của ông Lưu Văn Sang (thôn Lễ Thạnh), rộng 2ha, đã trồng được 2 năm. Nhìn bao quát khu vực này, chúng tôi chỉ thấy màu xanh của cây bụi thực bì, còn cây keo đều đã bị chết khô, lá rụng trơ cành. Đi ngược lên phía đỉnh núi, chúng tôi còn bắt gặp nhiều đám keo bị chết khô.

Được biết, xã Diên Thọ có 400ha rừng trồng, chủ yếu là cây keo, số ít là xà cừ và bạch đàn; nhưng do ảnh hưởng bởi nắng hạn kéo dài, đã có hơn 30ha keo bị chết khô (tập trung chủ yếu trên núi Hòn Ngang). Thời gian qua, nhiều hộ dân có keo gần và đủ tuổi khai thác bị chết với tỷ lệ nhất định, đã phải bán đổ bán tháo.

Ông Nguyễn Quốc Vinh (thôn Đồng Bé) buồn rầu nói: “Tôi có 5ha keo trên núi Hòn Ngang, phải 1 năm nữa mới đủ tuổi thu hoạch, nhưng vì thấy keo chết nhiều quá, sợ để lâu chết hết nên tôi đã bán hết và chỉ thu được hơn 100 triệu đồng. Tuy thiệt hại nặng, nhưng tôi còn đỡ hơn những hộ khác keo chết nhiều, không bán được đồng nào vì keo còn non”.

Ông Nguyễn Xuân Thọ - Chủ tịch UBND xã Diên Thọ cũng vừa bán 4ha keo chỉ với giá 85 triệu đồng. “Mấy tháng trước, người ta trả mua với giá 230 triệu đồng nhưng tôi không bán. Sau đó, thấy keo chết nhiều quá, tôi đành phải bán tháo chứ nếu để lâu thêm thì chỉ có thể bán củi. Thời gian gần đây, ở xã đã có rất nhiều hộ trồng keo phải bán đổ bán tháo kiểu này”, ông Thọ cho biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, do nắng hạn kéo dài, ngoài diện tích lớn cây keo bị thiệt hại, một số loại cây ăn quả như chanh, bưởi cũng bị chết hàng loạt và 30ha ruộng tập trung ở thôn Đồng Bé cũng không thể sản xuất vì không có nước.


Có thể bạn quan tâm

Hàng vạn con tôm giống chết vì bệnh đốm trắng Hàng vạn con tôm giống chết vì bệnh đốm trắng

Từ đầu tháng 5 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm, làm cho hàng vạn con tôm giống khoảng 30 - 40 ngày tuổi bị chết. Điển hình như tại hộ nuôi của các anh Phan Văn Tài, Lê Xuân Sửu, Lê Xuân Thắng (đều trú tại thôn 6 xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên), với 27 vạn con tôm giống nuôi trên diện tích 0,72 ha bị chết.

02/06/2015
Suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ Suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ

Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang gia tăng cả về phương tiện và dụng cụ khai thác. Điều này ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của ngư dân ven biển.

02/06/2015
Duy trì diện tích nuôi tôm sú, chỉ nuôi tôm thẻ ở vùng thuận lợi Duy trì diện tích nuôi tôm sú, chỉ nuôi tôm thẻ ở vùng thuận lợi

Đó là nội dung quan trọng tại công văn số 1234/TCTS-NTTS ngày ngày 20/5/2015 của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc chỉ đạo tăng cường quản lý, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2015.

02/06/2015
Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) chủ động bảo vệ thuỷ sản mùa mưa bão Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) chủ động bảo vệ thuỷ sản mùa mưa bão

Trong những năm gần đây, môi trường thuỷ sản là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, vào mùa mưa bão hàng năm, nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc bảo vệ thủy sản do môi trường bị biến động, thay đổi đột ngột làm cho thủy sản sinh trưởng và phát triển kém.

02/06/2015
Cà Mau phổ biến quy trình nuôi tôm sạch Cà Mau phổ biến quy trình nuôi tôm sạch

Cà Mau có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm công nghiệp. Cái duy nhất hiện nay chúng ta còn thiếu để đi đến thành công là chưa lắm vững kỹ thuật nuôi.

02/06/2015