Các Địa Phương Vùng Đông Và Nam Tỉnh Gia Lai - Khan Hiếm Hom Mì Giống

Các huyện vùng Đông và Nam tỉnh Gia Lai đang vào đầu mùa mưa, bà con nông dân đang tập trung trồng mì. Các thương lái đưa xe ô tô đến vùng này để thu gom hom mì giống nhằm đầu cơ, kiếm lãi lớn. Do đó xảy ra tình trạng khan hiếm hom mì giống, giá hom mì vì thế cũng bị đẩy lên cao bất thường.
Theo nhiều hộ nông dân ở xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện cho biết, giá hom mì giống hiện tại bán ở mức 30.000 đồng/bó (loại 20 cây/bó); cao hơn cùng thời điểm năm ngoái 10.000 đồng/bó. Để trồng 1 ha mì, nông dân phải sử dụng hết 120 bó hom mì giống với số tiền 3.600.000 đồng, tốn chi phí cao hơn năm ngoái 1.000.000 đồng/ha.
Trong vài vụ thu hoạch gần đây, sản phẩm mì củ, mì khô xắt lát đang có giá cao, đem lại thu nhập ổn định cho nông dân với mức tiền lời 20 triệu đồng/ha. Vì thế, ở nhiều huyện vùng Đông và Nam tỉnh diện tích cây mì đang tăng lên nhanh chóng, có nguy cơ dẫn đến tình trạng phá vỡ cơ cấu cây trồng và phá rừng để lấy đất trồng mì.
Có thể bạn quan tâm

Hươu là động vật hoang dã dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những lợi thế góp phần làm nên hiệu quả từ mô hình nuôi hươu lấy nhung của nông dân Trương Đình Phú, trú tại phường Hương Xuân (TX Hương Trà - Thừa Thiên Huế).

Đứng cạnh đám cỏ trồng cao không quá gang tay, ông Nguyễn Văn Tấn ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) cho biết: “Nắng quá khiến đám cỏ trồng bị thiếu nước, không phát triển. Tôi cắt lứa vừa rồi cách nay một tháng, đến nay thân cây không ra thêm lá non nào. Trước đây bỏ ra 30 phút để cắt cỏ về cho bò ăn cả ngày, còn nay mang giỏ ra ngồi “nạo” sát bờ ruộng suốt buổi không đầy giỏ cỏ”.

Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Phú Giáo (Bình Dương), tổng diện tích cây cao su bị nhiễm các loại bệnh trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 là 12.749 ha, trong đó có 12.698 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ bệnh là 15 - 75%.

Từ góc độ khoa học trên, liên hệ với thực tế SX ngô trong các vụ xuân và HT ở các tỉnh phía Bắc nước ta có thể xác định ra 3 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ngô không hạt.

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng nhanh, và xu hướng tăng này đã bắt đầu từ vài hôm trước. Nhiều dự báo cho rằng khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt với khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao còn hơn 2 triệu tấn.