Indonesia dự định nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan

Cơ quan Lương thực Indonesia Bulog đang lên kế hoạch mua gạo từ Việt Nam và Thái Lan, tuy nhiên, thời gian không được nêu ra.
Lượng gạo lưu kho của Bulog có thể giảm xuống 600.000 tấn vào cuối năm nay trong khi theo yêu cầu phải duy trì lượng gạo dự trữ ở 1,5 - 2 triệu tấn để ngăn giá tăng.
Chính phủ Indonesia dự đoán sẽ cần phải nhập khẩu gạo vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm tới, nhưng lượng gạo dự trữ giảm đang buộc Indonesia phải lên kế hoạch nhập khẩu để phòng ngừa nguy cơ giá gạo nội địa tăng.
Cục Thống kê Quốc gia Indonesia BPS - từng ước tính sản lượng lúa của nước này đạt 75,5 triệu tấn - cũng đang tiến hành đánh giá lại, có tính đến tác động của hạn hán.
Nhu cầu của Indonesia và mới đây Philippines quyết định nhập khẩu thêm 750.000 tấn gạo được dự đoán sẽ giúp đẩy giá gạo toàn cầu tăng lên.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.

Hơn 310 ha trồng đậu nành trên đất lúa ở tỉnh Vĩnh Long đã đem lại thu nhập cao gấp 1 - 2 lần so với SX 3 vụ lúa/năm.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vựa lúa của cả nước. Nhưng ngày càng tụt hậu, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Sinh kế của người dân vẫn dựa vào cây lúa là chính. Nhưng đầu ra hạt lúa đang chịu nhiều áp lực từ sự cạnh tranh gay gắt.