Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đậu nành trên đất lúa

Đậu nành trên đất lúa
Ngày đăng: 30/05/2015

Ngày 26/5 Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình SX đậu nành (đậu tương) trên đất lúa chuyển đổi.

Hội thảo thu hút nhiều nông dân đến tham quan học hỏi tại ruộng trình diễn trồng đậu nành của ông Nguyễn Văn Nếp ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Hòa, huyện Long Hồ.

Ông Nếp cho biết: Vụ XH 2015 là vụ đầu tiên Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc chuyển giao kỹ thuật trồng đậu nành trên đất lúa.

Ông được đầu tư 100% vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc và được hướng dẫn KHKT từ đầu vụ đến thu hoạch.

Vụ này mô hình trồng thực nghiệm 12 loại giống đậu nành, trên diện tích gần 2 công. Để đảm bảo đạt năng suất cao mỗi lỗ gieo 3 hạt, cây cách cây 20 cm và hàng cách hàng 40 cm. Nhờ áp dụng kỹ thuật mới trồng thưa giúp cây nhận đủ ánh sáng, giảm bệnh thối lá, cho nhiều trái.

Hiện ruộng đậu nành của ông Nếp đạt gần 80 ngày tuổi, theo nhiều nông dân đến tham quan và đánh giá cây lớn khỏe, trái sai, ít sâu bệnh… ước đạt năng suất từ 220 - 250 kg/công. Hiện giá đậu nành từ 13.000 - 14.000 đ/kg, trừ hết chi phí mỗi công lãi 1,8 triệu đồng, cao gấp đôi trồng lúa.

Ông Nguyễn Văn Chương, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc cho biết: Trong tổng số 12 bộ giống đậu nành được trồng khảo nghiệm ở vùng ĐBSCL, có nhiều giống được nông dân đánh giá cao, vì sức chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, nhẹ phân mà cho năng suất cao từ 2,5 - 3 tấn/ha so với giống truyền thống. Điển hình là các giống DS 10-7-14; HL 09-8; HL 07-15, HLDN 29, HLĐN 94… trong đó có 3 giống được Bộ NN-PTNT cấp phép cho trồng rộng rãi ở vụ XH 2016 (HL 07-15; HLĐN 94 và HLĐ 98).

Ông Trần Văn Sơn, PGĐ Trung tâm KN Vĩnh Long cho biết: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang rất cấp bách nhằm giúp nông dân nâng cao giá trị trên diện tích SX.

Tính đến nay toàn tỉnh có hơn 10.000 ha chuyển đổi theo mô hình 2 lúa + 1 màu hoặc 2 màu + 1 lúa.

Đặc biệt trong đó có hơn 310 ha trồng đậu nành trên đất lúa đã đem lại thu nhập cao gấp 1 - 2 lần so với SX 3 vụ lúa/năm. Bên cạnh đó việc luân canh trồng màu trên đất lúa còn cải thiện chất đất, cắt vòng quay sâu bệnh, giảm chi phí phân bón, thuốc BVTV và tăng năng suất.


Có thể bạn quan tâm

Hội Của Những Người Trồng Cam Hội Của Những Người Trồng Cam

Được Hội ND tỉnh tư vấn, hỗ trợ phân bón, khoa học kỹ thuật… nhiều hộ thành viên hội trồng cam sành huyện Hàm Yên, Tuyên Quang có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm trở lên.

14/03/2014
Gà Đông Cảo Mô Hình Mới Trên Đất Chợ Gạo Gà Đông Cảo Mô Hình Mới Trên Đất Chợ Gạo

Ông Minh cho biết, gà Đông Cảo - giống gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, đặc điểm nổi bật của loại gà này là đôi chân rất to, xù xì, da đỏ hồng, dáng vẻ oai vệ, khi trưởng thành gà trống có thể nặng đến 6kg, gà mái từ 3,5 - 5kg.

18/02/2014
Người Thương Binh Mê Nuôi Lợn Ngoại Người Thương Binh Mê Nuôi Lợn Ngoại

Là thương binh hạng 2/3, nhưng nói về làm kinh tế trang trại thì ít người lành lặn làm được như ông Nguyễn Hoàng Kim ở xã Khánh Thành (Yên Khánh, Ninh Bình).

14/03/2014
Kế Hoạch Ứng Phó Khẩn Cấp Với Vi Rút Cúm Nguy Hiểm Kế Hoạch Ứng Phó Khẩn Cấp Với Vi Rút Cúm Nguy Hiểm

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa ký quyết định Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người.

18/02/2014
Khoai Mỳ Kiên Giang Trúng Lớn Khoai Mỳ Kiên Giang Trúng Lớn

Xã Bình Giang là địa phương có diện tích trồng khoai mỳ lớn nhất huyện Hòn Đất. Khoảng 5 năm trước, nông dân trong xã trồng trên 500 ha khoai mỳ nhưng do đầu ra bấp bênh, giá cả không ổn định nên đã chuyển sang trồng lúa. Do đó, diện tích khoai mỳ hiện nay của xã chỉ còn khoảng 200 ha, tập trung nhiều tại ấp Kênh 9.

14/03/2014