Huyện Thường Xuân Triển Khai Thực Hiện Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng biên giới, huyện Thường Xuân đã triển khai thực hiện dự án “xây dựng mô hình nuôi cá tầm thương phẩm” tại Đồn Biên phòng Bát Mọt với 1.000 cá giống nuôi thí điểm.
Để thực hiện thành công dự án, UBND huyện Thường Xuân đã ký hợp đồng với Sở Khoa học và Công nghệ thành lập ban quản lý dự án, xây dựng ao nuôi, tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá và hợp đồng mua con giống, thức ăn với Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Dự án có quy mô 450 m3 bể nuôi với 2.000 con giống, thả làm 2 đợt. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng (gồm mua con giống, thức ăn, thiết bị máy móc, hỗ trợ công nghệ). Dự kiến sau thời gian 1 đến 2 năm nuôi sẽ bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt từ 1,5 đến 2 kg/con.
Cá tầm là loại cá nước lạnh quý hiếm được nhập khẩu từ Liên bang Nga. Đây là loại đặc sản có giá trị kinh tế cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Nếu dự án thành công sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nhân dân vùng cao biên giới và mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Thường Xuân.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131821/Huyen-Thuong-Xuan-trien-khai-thuc-hien-du-an-“xay-dung-mo-hinh-nuoi-ca-tam-thuong-pham”
Có thể bạn quan tâm

Nông dân nuôi lươn trong hồ xi măng và bồn lót bạt tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp hiện đang rất phấn khởi khi thu hoạch, bởi lươn tăng giá.

Bấy lâu nay, bà con nông dân và người tiêu dùng tỉnh Quảng Bình đã quen thuộc với khái niệm về thực phẩm xanh, sạch, như: rau sạch, nấm sạch… Duy chỉ có “gà sạch” là vẫn còn khá lạ lẫm và ít người quan tâm đến.

Nếp cái hoa trắng (hay còn gọi là nếp cao cây, nếp tháng 9) là giống lúa quý được gieo cấy tại Bắc Ninh với nhiều ưu điểm và giá trị kinh tế cao. Việc phục tráng vào bảo tồn giống lúa này không chỉ có ý nghĩa về đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển các vùng lúa hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Long An đã có chủ trương tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; trong đó, tập trung chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa, nhất là những vùng đất cao, xám bạc màu kém hiệu quả theo phương thức luân canh nhằm tăng thu nhập cho người nông dân và nhóm cây trồng cạn chủ lực cần tập trung là mè, bắp và đậu phộng.

Sau hơn một năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nền nông nghiệp Quảng Nam đã có diện mạo tươi sáng hơn, đưa giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với sản xuất lúa, trong đó cây ngô, cây lạc khẳng định tính ổn định và bền vững.