Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nên Hay Không Nên Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ven Sông Hàm Luông?

Nên Hay Không Nên Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ven Sông Hàm Luông?
Ngày đăng: 14/09/2013

Tuần qua, chúng tôi có dịp cùng với đoàn khảo sát của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện Giồng Trôm và xã Hưng Lễ tìm hiểu tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nhiều hộ nông dân tại xã Hưng Lễ, Thạnh Phú Đông (Bến Tre) ven sông Hàm Luông.

Huyện Giồng Trôm hiện có 2 xã nuôi tôm thẻ chân trắng ở khu vực ngoài chân đê bao ven sông Hàm Luông là Hưng Lễ và Thạnh Phú Đông, với tổng diện tích đã nuôi 15ha, gồm 59 hộ nuôi. Cụ thể, xã Hưng Lễ có diện tích 10,97ha với 36 hộ nuôi, Thạnh Phú Đông: 4,03ha với 23 hộ nuôi.

Bước đầu, năng suất đạt khá cao, từ 10-12 tấn/ha, tỷ lệ tôm chết không đáng kể, chỉ khoảng 2,5ha/5 hộ nuôi. Phần đất các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đều nằm trên địa bàn 2 xã ven tuyến sông Hàm Luông và nằm ngoài tuyến đê quốc phòng, chủ yếu là đất nông nghiệp trồng chuyên canh dừa, mía, cây tạp, phần lớn đều không hiệu quả. Ao nuôi đầu tiên được xây dựng đầu năm 2012, đa số ao nuôi đều có diện tích rất nhỏ, chỉ từ 350m2 đến 3.500m2.

Chỉ có 4 hộ có diện tích lớn từ 6.000-20.000m2. Mật độ thả nuôi từ 70-100 con/m2. Việc đầu tư xây dựng hệ thống ao nuôi cũng rất đơn giản, theo kiểu hộ gia đình. Nguồn nước cung cấp chủ yếu lấy từ sông Hàm Luông (mùa ngọt thì sử dụng nước giếng khoan). Khu vực này có đến 45 giếng khoan, trong đó xã Thạnh Phú Đông có 23 giếng, Hưng Lễ có 22 giếng.

Do tự phát nên người dân tự lực về kỹ thuật nuôi. Các hộ nuôi thường liên kết với các đại lý bán con giống, thức ăn và hợp đồng đảm bảo khâu kỹ thuật. Đầu ra sản phẩm tương đối khá thuận lợi, do năm vừa qua giá tôm cao, nên nhiều thương lái đến đặt mua hàng tại ao. Các hộ nuôi thành công đạt lợi nhuận 40-60 triệu đồng/1.000m2/vụ.

Để tìm hiểu rõ hơn, đoàn khảo sát đã đến hộ ông Bùi Văn Xe, hộ ông Hồ Văn Giỏi, cùng ở ấp 12 - xã Hưng Lễ. Trao đổi với chúng tôi tại ao nuôi nằm sát sông Hàm Luông, ông Xe cho biết, gia đình ông có 1,2ha đất sản xuất nông nghiệp. Trước đây, ông chủ yếu trồng dừa, mía nhưng mỗi năm chỉ thu lợi nhuận trên dưới 5 triệu đồng.

Qua tìm hiểu trên báo, đài, người quen, năm 2011 ông quyết định chuyển sang đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích mặt nước là 7.000m2. Đến nay, đã qua 7 vụ nuôi và gần như vụ nào ông cũng đều thành công. Các vụ trước hầu hết đều thu lãi từ 60-70 triệu động/1.000m2 mặt nước, có vụ mới đây ông thu lãi được 110 triệu đồng/1.000m2 mặt nước, do trúng mùa lại trúng giá.

Qui trình nuôi với độ mặn 14%o, mùa mặn sử dụng nước sông, mùa ngọt sử dụng nước giếng khoan luân phiên nên đã giảm chi phí rất nhiều. Ông thả giống với mật độ 100 con/m2, thu hoạch 86 con/kg, thời gian nuôi 70 ngày. Ông Xe tính toán, do tiết kiệm đến mức thấp nhất chi phí nên lãi khá cao, có vụ khoảng 50% chi phí đầu tư, mỗi năm ông thu lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.

Còn ông Hồ Văn Giỏi có 3.500m2 đất trước đây trồng mía rất bấp bênh nhưng nay đã triển khai nuôi tôm được 5 vụ với diện tích mặt nước 2.000m2. Qui trình kỹ thuật đều giống như ông Xe, tức lấy con giống, thức ăn, hóa chất, kỹ thuật từ các đại lý, cùng với đi tham quan thực tế tại các hộ nuôi tôm biển. Tuy đầu năm 2012 giá tôm có thấp nhưng do tôm trúng mùa, năng suất tới 15 tấn/ha và năm 2013 giá tôm khá cao nên ông thu lãi rất nhiều.

Mỗi năm, lãi khoảng 300 triệu đồng. Trao đổi thêm với chúng tôi, ông Xe, ông Giỏi đều cho rằng, khu vực trong đê bao đã ngọt hóa thì kiên quyết không cho nuôi, còn khu vực ngoài đê thì nên cho bà con nuôi vì hiệu quả kinh tế đem lại khá cao, gấp mấy chục lần nuôi trồng các loại khác. Vấn đề quan trọng là phải thành lập được tổ hợp tác, có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn trong thực hiện qui trình kỹ thuật nuôi, phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

Sau khi khảo sát, đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND xã Hưng Lễ, UBND huyện. Có ý kiến cho rằng mặc dù là nuôi tự phát trong dân nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, vùng nuôi ngoài đê ngọt hóa cùng với diễn biến mặn mỗi năm lên cao nên cần tiếp tục điều tra, xem xét thật kỹ để có định hướng cho người dân. Thực tế nhu cầu nuôi còn rất lớn đối với các xã ven sông Hàm Luông, khu vực ngoài đê bao ngọt hóa còn khoảng 200ha, kể cả các cồn: Linh, Lá (xã Thạnh Phú Đông). Huyện cũng đã có bước khảo sát lập qui hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2013-2024, nên chăng cần rà soát điều chỉnh qui hoạch để phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân.

Ông Lê Phong Hải - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận các ý kiến đề xuất của địa phương và giao Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tiếp tục phối hợp với địa phương rà soát, điều tra về thực trạng nuôi tôm ở Hưng Lễ, Thạnh Phú Đông và các xã lân cận khu vực ngoài đê để có giải pháp kịp thời. Nếu thấy hợp lý sẽ xin chủ trương điều chỉnh qui hoạch một số vùng ven sông Hàm Luông ngoài vùng ngọt hóa, làm sao tận dụng khai thác hết tiềm năng, thế mạnh kinh tế từng vùng, đảm bảo lợi ích về kinh tế và đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từmô Hình Nuôi Lươn Hoàn Toàn Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Hiệu Quả Từmô Hình Nuôi Lươn Hoàn Toàn Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Trước những khó khăn đó thì con lươn vẫn là đối tượng thủy sản được người dân quan tâm, đầu tư nuôi do có nhiều ưu điểm so với các đối tượng thuỷ sản khác như thịt ngon và giàu chất dinh dưỡng (đạm: 18,6%; chất béo 9,1%), giá bán cao, đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Châu (An Giang) con lươn vẫn đang là đối tượng được nuôi chủ lực.

16/06/2014
Nhịp Cầu Dẫn Vốn Ưu Đãi Trên Vùng Núi Tản, Sông Đà Nhịp Cầu Dẫn Vốn Ưu Đãi Trên Vùng Núi Tản, Sông Đà

Nhờ “tiếng lành đồn xa” về kết quả thực hiện công tác uỷ thác vay vốn ưu đãi của NHCSXH qua các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn phóng viên báo, đài chúng tôi đã có chuyến đi thu thập tài liệu, viết bài cho đề tài này ở huyện Ba Vì nơi có núi Tản, sông Đà đẹp như tranh vẽ, nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 70km về phía Tây.

21/05/2014
Nông Dân Thiệt Hại Tiền Tỷ Vì Ớt Rớt Giá Nông Dân Thiệt Hại Tiền Tỷ Vì Ớt Rớt Giá

Nguyên nhân ớt rớt giá là do thương lái Trung Quốc ngừng thu mua. Theo thống kê, phía Đông tỉnh Gia Lai hiện có gần 3.000ha ớt. Nếu như mọi năm, mỗi ha ớt nông dân lãi khoảng trên 20 triệu đồng, thì năm nay không đủ chi phí để thu hoạch. Như vậy, tại tỉnh Gia Lai, sau vụ dưa hấu và rau sau Tết Nguyên đán 2014, đến nay nông dân tiếp tục mất hàng chục tỷ đồng do ớt rớt giá.

16/06/2014
Hỗ Trợ Vốn Cho Người Nuôi Cá Tra Hỗ Trợ Vốn Cho Người Nuôi Cá Tra

Tại đồng bằng sông Cửu Long, giá thu mua cá tra nguyên liệu đang tăng nhẹ, dao động từ 24.500 đến 25.500 đồng/kg (cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 từ 2.900 đến 3.600 đồng/kg). Với mức giá này, người nuôi bắt đầu có lãi.

21/05/2014
Hiệu Quả Từ Tưới Phun Sương Cho Rau Hiệu Quả Từ Tưới Phun Sương Cho Rau

Tưới phun sương cho vườn rau là kỹ thuật mà gia đình bà Nguyễn Thị Quyên (thôn Hiệp An, xã Cư An, huyện Đak Pơ - Gia Lai) đang áp dụng cho vườn rau của mình. Sau 6 tháng sử dụng, hệ thống này đã đem lại hiệu quả cao, đáng để các nhà nông học theo.

17/06/2014