Huyện Như Thanh Đẩy Mạnh Sản Xuất Cây Trồng Vụ Chiêm Xuân

Vụ chiêm–xuân năm nay, huyện Như Thanh phấn đấu gieo trồng 7.555 ha, đạt sản lượng lương thực (có hạt) 19.979 tấn.
Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...
Về cây lúa, huyện Như Thanh lựa chọn bộ giống thích hợp cho từng vùng; trong đó mở rộng diện tích lúa có chất lượng. Riêng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, sử dụng 100% giống lúa lai và giống lúa thuần, nhất là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn. Chỉ đạo nông dân cấy tập trung 1 - 2 giống trên một xứ đồng. Mỗi xã chỉ bố trí không quá 3 loại giống để thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch cùng thời điểm để làm đất trồng các loại cây vụ tiếp theo.
Về cây màu, huyện chỉ đạo các xã đa dạng hóa các loại cây trồng bằng các loại cây phù hợp với từng vùng khí hậu, thổ nhưỡng. Chuyển diện tích sản xuất 1 vụ lúa không ăn chắc, kém hiệu quả sang trồng mía và các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đồng thời chuyển diện tích trồng mía ở độ dốc cao, năng suất thấp sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Để các loại cây trồng phát triển tốt, huyện Như Xuân đang tập trung chỉ đạo các địa phương căn cứ vào diễn biến thời tiết, hướng dẫn người dân chống rét, giữ nước, làm cỏ, bón thúc, kiểm tra các loại sâu bệnh để xử lý kịp thời.
Ông Lâm Ngọc Sâm, bí thư chi bộ thôn Kim Sơn, xã Hải Vân, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của xã, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, các hộ trong thôn tập trung gieo cấy lúa lai, bón phân viên dúi sâu trên diện tích đất có độ phì cao và chủ động nguồn nước tưới (7 ha), phấn đấu đạt năng suất 6 tấn/ha. Chuyển gần 0,5 ha cấy lúa không hiệu quả sang trồng bí xanh, nâng diện tích bí xanh vụ này lên 4 ha, chăm sóc đúng kỹ thuật để đạt giá trị khoảng 170 triệu đồng/ha. Cùng với đó là trồng ngô, mía tím; cải tạo vườn tạp để trồng các loại rau màu, phát triển chăn nuôi... Đến nay trong thôn chỉ còn 3 hộ nghèo, các hộ khá, giàu ngày một tăng cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Dầu Tiếng, hiện toàn huyện có 73 hộ nuôi động vật hoang dã với tổng số 14 loài, tổng đàn 5.137 con. Trong đó, loài động vật hoang dã được nuôi nhiều nhất ở Dầu Tiếng là cá sấu với 2.385 con.

Theo Sở Công thương: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh An Giang xuất khẩu 66,7 ngàn tấn cá tra, đạt kim ngạch 156,2 triệu USD, bằng 88,9% về trị giá so cùng kỳ. Giá xuất khẩu cá tra bình quân 2.443 USD/tấn, cao hơn cùng kỳ khoảng 30 USD/tấn.

Điều đáng mừng là năm nay, bà con thu hoạch lúa đến đâu, thương lái mua hết đến đó. Nhiều diện tích lúa được thương lái bỏ tiền đặt cọc trước nhiều ngày.

Vụ ớt năm nay nông dân Kbang được mùa, bội thu, khắp hai bên đường đi vào huyện, đâu đâu cũng thấy nhiều hộ nông dân phơi ớt đỏ rực. Nhưng đối lập với màu đỏ vui tươi của ớt được mùa, là không khí không mấy vui của nông dân Kbang, bởi điệp khúc được mùa mất giá cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm nay.

Năm 2014, tổng diện tích dưa hấu trên địa bàn huyện Bát Xát khoảng 60 ha. Trong đó, dưa hấu được trồng nhiều nhất ở các xã: Phìn Ngan (30 ha), Quang Kim (20 ha), diện tích còn lại được trồng rải rác ở các xã: Bản Qua, Cốc San, Toòng Sành. Năm nay, cây dưa hấu sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt khoảng 12 tấn/ha, tổng sản lượng dưa hấu toàn huyện đạt khoảng 720 tấn.