Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67

Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67
Ngày đăng: 25/06/2013

Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.

Những ngày qua, chính quyền địa phương đã tổ chức khảo sát thống kê diện tích đã sử dụng giống bắp trên để có hướng giải quyết. Người dân không biết nên để cây bắp phát triển tiếp hay nhổ bỏ trồng lại giống khác vì đã đầu tư rất nhiều cho vụ hè - thu này. Diện tích bắp vụ hè - thu năm nay toàn xã Cẩm Đường là 650 hécta, tăng nhiều hơn mọi năm (do nông dân không trồng cây mì bởi giá cả luôn bấp bênh).

Ông Đỗ Văn Thiệu ở ấp Suối Quýt (xã Cẩm Đường) có 1,8 hécta chuyên trồng bắp. Ngay khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa giữa tháng 4, ông Thiệu mua bao giống bắp NK-67 - lai đơn F1 do Indonesia sản xuất có trọng lượng 20kg về gieo trồng. Hiện tại, rẫy bắp của ông Thiệu đã cho ra trái non, nhưng xen lẫn trong đó có khoảng 20% cây bắp thấp bé, èo uột trổ cờ nhưng không ra trái khiến ông rất lo lắng vì chắc chắn năng suất sẽ không đạt như những năm trước.

Theo tính toán của nông dân, chi phí đầu tư cho 1 hécta bắp thường vào khoảng 13 - 16 triệu đồng. Năng suất khi thu hoạch khoảng 5,5 - 8 tấn, với giá bình quân khoảng 4.500 đồng/kg, trừ chi phí, nông dân sẽ lời khoảng 15 triệu đồng. Nhưng với tình hình hiện tại, không những không có lãi, mà nhiều khả năng nông dân sẽ không thu được khoản tiền đã đầu tư.

Đáng nói là bà con vì sự tiện lợi nên hay có thói quen mua hạt giống bắp ở các đại lý, các điểm bán lẻ rải rác khắp xã Cẩm Đường, huyện Cẩm Mỹ và TX.Long Khánh mà không mua từ Trạm Khuyến nông huyện Long Thành để tránh rủi ro và dễ dàng kiểm soát. Nhiều hộ gieo trồng xong thì vứt bỏ bao bì nên hiện tại chính quyền địa phương rất khó xác định có bao nhiêu diện tích sử dụng giống bắp NK-67 của Indonesia.


Có thể bạn quan tâm

Công Điện Khẩn Về Phòng, Chống Dịch Bệnh Tai Xanh Ở Lợn Công Điện Khẩn Về Phòng, Chống Dịch Bệnh Tai Xanh Ở Lợn

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.

22/02/2013
Trồng Ấu Đạt Hiệu Quả Cao Trồng Ấu Đạt Hiệu Quả Cao

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống dọc theo quốc lộ 80 thuộc 2 huyện Lai Vung và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng ấu. Hiệu quả sau một vụ trồng thường cao gấp 2, 3 lần so với vụ lúa Hè thu của năm đó. Anh Bùi Văn Thương ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò là một trong những người trồng ấu lâu năm và luôn đạt hiệu quả cao nhất vùng.

17/06/2013
Một Kinh Nghiệm Thoát Nghèo Bền Vững Một Kinh Nghiệm Thoát Nghèo Bền Vững

Hiện, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đang có nhiều mô hình thoát nghèo, trong đó anh Nguyễn Văn Út đã thoát nghèo bền vững nhờ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi.

18/06/2013
Tăng Thu Nhập Từ Trồng Bí Hồ Lô Tăng Thu Nhập Từ Trồng Bí Hồ Lô

Gần đây, nhiều nông dân Thuận Mỹ (Đại Phong), Bàu Tròn (Đại An), thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thu nhập ổn định từ mô hình trồng bí hồ lô (giống bí đỏ lai F1 Plato 757, thương hiệu của Én Vàng).

18/06/2013
Đem Gấc Về Làng Đem Gấc Về Làng

Với giàn gấc mỗi lứa thu hoạch hơn 300 quả, giá thị trường 50.000 đ/kg, trái gấc đã đem lại giá trị kinh tế cao, giúp gia đình ông Lê Phước Dũng (đội 4 thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam) thoát khỏi cảnh nghèo bấy lâu đeo bám.

18/06/2013