Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) Thả Nuôi 90 Triệu Con Tôm Giống

Vụ nuôi tôm xuân – hè 2014, huyện Hoằng Hóa phấn đấu nuôi thả 1.359 ha tôm; trong đó, diện tích thả tôm sú là 1.351 ha, tôm he chân trắng là 8 ha. Từ đầu tháng 4 đến nay, do thời tiết ấm áp, các chủ đầm nuôi tôm đã đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa để lấy nguồn giống bảo đảm chất lượng vào nuôi thả.
Tính đến hết ngày 15-4, toàn huyện đã thả nuôi được 90 triệu con tôm giống; trong đó, tôm sú 75 triệu con, đạt 75% kế hoạch; tôm he chân trắng 15 triệu con, đạt 150% kế hoạch.
Nét mới trong vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay là huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo các chủ đầm tôm không thả tôm với mật độ dày đặc như những năm trước; sẽ thả con giống bổ sung khi đã cho thu hoạch đợt đầu. Như vậy, không những tránh tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước gây bệnh cho tôm, mà còn kéo dài thời gian nuôi thả, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Hiện tại, huyện Hoằng Hóa đang chỉ đạo các hộ nuôi tôm tập trung cải tạo diện tích ao đầm còn lại; đồng thời, đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh để lấy khoảng 30 triệu con tôm giống cho thời điểm thả bổ sung. Dự kiến, đến hết tháng 4, huyện sẽ hoàn thành số lượng thả tôm giống đợt đầu và đến cuối tháng 5, đầu tháng 6 sẽ tiến hành cho thả tôm giống bổ sung.
Có thể bạn quan tâm

Trong tuần vừa qua, 2lúa có dịp về vùng "nóng" nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau. Hiện nay, toàn địa bàn tỉnh Cà Mau đang vào mùa vụ nuôi tôm, các đầm ao đang trong giai đoạn xử lý nước hoặc đã bắt đầu thả tôm

Cây mận vốn là cây ăn quả thế mạnh của nông dân ở huyện Mộc Châu – Sơn La. Tuy nhiên trước đây, người dân thường để cây mận phát triển tự nhiên mà không có kỹ thuật chăm sóc dẫn đến sự suy giảm về chất lượng và giá trị kinh tế, thì những năm gần đây được sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng với các tổ chức hợp tác quốc tế, bà con đã được hướng dẫn cách chăm sóc, đốn tỉa, trẻ hóa vườn mận nhằm tiến tới cải tiến năng suất và chất lượng.

Trước đây, bà con nông dân ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) thường "giải quyết" rơm - một phế phẩm trong nông nghiệp bằng cách đốt bỏ. Thế nhưng hiện nay, rơm lại đắt hàng, có giá hơn vì có thể phục vụ trồng rẫy, làm thức ăn cho bò..

Trong vài năm gần đây, nhiều nông dân ở Khánh Hòa đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng giống xoài R2E2 (còn gọi là xoài Úc), nhờ đó có thu nhập tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường