Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) Dịch Bệnh Xuất Hiện Trên Tôm Nuôi

Do thời tiết diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, quản lý ao nuôi không hợp lý, chất lượng con giống không đảm bảo nên đã có hiện tượng tôm chết xảy ra ở một số ao nuôi tôm công nghiệp trên địa huyện Đầm Dơi (Cà Mau).
Trước tình hình trên, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi đã tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ nuôi tôm thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh; đồng thời hỗ trợ gần 60.000 kg chlorine cho các hộ nuôi tôm xử lý, trong công tác khử trùng tiêu độc môi trường, dịch bệnh ao nuôi tôm để chuẩn bị cho những đợt thả nuôi tiếp theo.
Đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Đầm Dơi đã phát triển mới gần 365 ha nuôi tôm công nghiệp với 3.320 hộ nuôi và trên 1 triệu con giống được thả nuôi. Qua kết quả điều tra có trên 237 ha tôm công nghiệp và gần 5.000 ha tôm quảng canh bị dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Lượng rơm rạ sau thu hoạch ở nước ta rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Nguồn rơm rạ này có thể tận dụng, cho giá trị kinh tế cao, bảo vệ môi trường.

Nuôi tôm theo mô hình CPF-Combine version 2, chỉ sau 105 ngày thả nuôi, anh Châu Minh Tâm ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã thu về lợi nhuận hơn 1,1 tỷ đồng.

Nghề nuôi cá lóc bông ở Ninh Bình mỗi năm chỉ cho thu hoạch một lần vào dịp Tết Nguyên đán nên giá rất cao. Mỗi vụ cá, người nông dân thu về cả trăm triệu đồng.

Mới đầu tháng Chạp, hàng trăm nghìn chậu cúc pha lê, cúc đại đóa ở làng hoa cúc Quảng Ngãi đã hết hàng. Nhiều gia đình thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Hiện chim công xanh trưởng thành trên thị trường đang được bán với giá 13 - 15 triệu đồng/cặp, riêng chim công khổng tước và ngũ sắc giá lên tới 20-25 triệu/cặp