Hướng đến nghề nuôi ong bền vững

Theo số liệu của Hội Nuôi ong Việt Nam, ước tính nước ta có trên 1.500.000 đàn ong, gồm các giống ong Ý và ong nội. Trong đó, số đàn ong nội 350.000 đàn chiếm (23,33%), ong ngoại 1.150.000 đàn (chiếm 76,67%). Số người nuôi ong khoảng 34.000 người, trong đó số người nuôi ong chuyên nghiệp khoảng 6.350 người (chiểm 18,67%).
Từ nhiều năm nay, các đàn ong giống gốc được nuôi giữ tại 6 cơ sở của Công ty CP Ong Trung ương. Hiện nay cơ bản chủ động được nguồn giống ong cung cấp cho sản suất. Thức ăn nuôi ong đa dạng, đủ điều kiện để nuôi giữ các đàn ong giống duy trì và phát triển quanh năm. Loài cây để ong lấy mật tốt nhất là hoa của các cây ăn quả, sau đến các loại cây khác như keo, tràm, cao su, cây hoa đơn buốt...
“Tuy nhiên, do thiếu thông tin và kiến thức về thụ phấn cây trồng, hiện có một số vùng và địa phương đang xua đuổi ong, thậm chí phá đàn ong vì cho rằng ong phá hoại mùa màng. Điều này cũng gây không ít khó khăn và thiệt hại cho ngành ong, thiệt hại cho xã hội và phá vỡ đi hệ sinh thái, mối liên kết bền vững giữa con ong và cây trồng” - bà Trần Thị Ngọc Lan - chuyên viên thuộc Cục Chăn nuôi, cho hay.
Theo ông Nguyễn Đức Lâm - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Ong của Công ty CP Ong Trung ương, trong những năm gần đây, nghề nuôi ong phát triển rất mạnh ở nước ta, nhu cầu về đàn ong giống phục vụ sản xuất là rất lớn. Vì vậy viêc gìn giữ, chọn lọc và nhân giống các giống ong có chất lượng và năng suất cao là đòi hỏi cấp bách của người nuôi ong. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo nguồn cung cấp đàn ong giống ổn định cho phát triển nuôi ong bền vững trong cả nước.
Ông Lâm cho rằng, khác với các vật nuôi khác như trâu, bò, lợn, gia cầm, nuôi ong phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh: Thời tiết, khí hậu, nguồn hoa. Hàng năm, để đảm bảo cách ly, giữ giống thuần chủng, các tổ nuôi ong phải di chuyển đàn ong theo nguồn hoa 4 - 5 lần với cung đường vận chuyển dài. Vì vậy, công tác nuôi giữ các đàn ong giống gốc có nhiều khó khăn hơn và chi phí tốn kém hơn. Tuy nhiên, việc bảo tồn, lưu giữ, sử dụng bền vững nguồn gen ong giúp cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, góp phần thụ phấn làm tăng năng suất cây trồng, phát triển nông lâm nghiệp bền vững và làm nguyên liệu cho công tác chọn tạo giống ong góp phần tạo ra những giống ong có phẩm chất tốt.
Có thể bạn quan tâm

Một khung cảnh mộng mơ bỗng hiện lên trước mắt. Khu dân cư được quy hoạch theo lối bậc thang dọc theo triền đồi thoai thoải. Những ngôi nhà mới xây kiên cố chỉ cách nhau một vườn rau vuông vắn; gia chủ bước khỏi cửa là gặp đường bê tông bóng nhoáng.

Trước việc ngành chăn nuôi Việt Nam liên tiếp đối mặt với khó khăn trong nhiều năm qua, trong bối cảnh tình hình tiêu thụ trong nước đã bão hòa và thách thức từ các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đang đàm phán, mới đây, Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y xây dựng Đề án thí điểm xây dựng vùng ATDB với mục tiêu sớm tạo nguồn sản phẩm thịt lợn XK. Với đặc thù có đàn lợn lớn nhất nhì vùng ĐBSH, vị trí địa lí và địa hình có sông ngòi bao quanh, Thái Bình và Nam Định đã được lựa chọn là 2 tỉnh sẽ thực hiện thí điểm xây dựng vùng ATDB.

Sáng 12/11, đoàn công tác do ông Atsuki Tomoyose - Bí thư thứ 2 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam dẫn đầu đã có mặt tại Nghệ An trong khuôn khổ chuyến khảo sát, xúc tiến đầu tư.

Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh thừa nhận vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện rất đáng lo. Bà Thanh cho hay, đây là vấn đề phải kiểm tra, xử lý thường xuyên. Còn gần Tết thì càng phải kiểm tra, xử lý quyết liệt để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm.

Nhờ một số lời giới thiệu khá uy tín trong đường dây, chúng tôi tiếp cận lò mổ của ông chủ Viện ở thôn Dũng Tiến, xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu) để khởi đầu cuộc hành trình theo chân thịt lợn ốm chết đi chế biến và tiêu thụ.