Thực Phẩm Bẩn, Mỗi Ngày Cho Chết Một Tí

Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh thừa nhận vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện rất đáng lo.
“Lãnh đạo thành phố có cam đoan thực phẩm ở trong siêu thị là sạch 100% không?” – cử tri Lương Quân Ngọc, 82 tuổi, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) hỏi Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh tại Q.Ba Đình chiều 12/11.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh thừa nhận vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện rất đáng lo. Bà Thanh cho hay, đây là vấn đề phải kiểm tra, xử lý thường xuyên. Còn gần Tết thì càng phải kiểm tra, xử lý quyết liệt để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm.
“Thưa bà Chủ tịch HĐND, người làm thực phẩm bẩn đã “phù phép” kiếm lời từ thực phẩm bẩn cho chúng ta ăn là họ đang làm cho mình chết dần đấy ạ. Họ không dám làm mình chết ngay, mà mỗi ngày cho chết một tí, chỉ 10-15 năm sau thì từ chết một tí đến đủ loại bệnh rồi chết” – ông Ngọc phản ánh.
Theo ông Ngọc, chuyện vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ ăn bẩn giờ thấy ở khắp nơi. Tôi ít thông tin mà vẫn nghe thấy chỗ này, chỗ kia có chuyện mang thịt gia súc chết để tẩm ướp chế ra đồ khô rồi đưa lại bán cho dân ăn. Mới đây là chuyện dầu ăn bẩn.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134532/thoi-su/thuc-pham-ban-moi-ngay-cho-chet-mot-ti.html
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa có 27 cơ sở nuôi cá nước lạnh (gồm cá tầm và cá hồi). Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 do thiếu nước nên ở nhiều ao nuôi ươm, cá giống chết hàng loạt. Trong đó, nhiều nhất là các cơ sở ươm cá hồi giống.

Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.

Nhiều nông dân ở xã Hiếu Nhơn (Vũng Liêm - Vĩnh Long) cho biết, mô hình công nghệ sinh thái, trong đó việc trồng các loại hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài côn trùng có ích phục vụ cho cây lúa rất có hiệu quả.

Đây là một số tiền lớn nên nhiều nông dân “ngại” bỏ tiền ra đầu tư. Một số hộ khác thì do diện tích đất, chất lượng cây trồng kém, năng suất, sản lượng thấp… nên những năm qua không tích lũy được thì nay không có vốn để thực hiện tái canh.

Bước vào mùa vụ ở Bắc Ninh, chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) luôn trở thành “tâm điểm” cần mẫn làm việc trên khắp những cánh đồng lúa chín rộ. Cùng với việc hoàn thành dồn điền đổi thửa ở nhiều địa phương, nhu cầu sử dụng cơ giới trong thu hoạch lúa tăng cao, việc đầu tư cho những chiếc máy GĐLH cũng được nhiều nông dân quan tâm và chuyển theo hướng chất lượng hơn.