Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Họp Bàn Sản Xuất Rải Vụ Sầu Riêng Vùng Nam Bộ

Họp Bàn Sản Xuất Rải Vụ Sầu Riêng Vùng Nam Bộ
Ngày đăng: 17/12/2014

Ngày 15-12, Sở NN&PTNT tổ chức họp bàn thực hiện sản xuất rải vụ thu hoạch sầu riêng vùng Nam bộ giai đoạn 2015-2020 (Tiền Giang là Trưởng nhóm điều hành sản xuất rải vụ thu hoạch cây sầu riêng).

Tham dự buổi họp bàn có PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt; TS Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cùng lãnh đạo, đại diện ngành nông nghiệp của các tỉnh có diện tích trồng sầu riêng trong vùng.

Tại đây, các đại biểu đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của cây sầu riêng cũng như đặc tính thích hợp phát triển trong điều kiện tự nhiên ở vùng Nam bộ. Việc sản xuất rải vụ thụ hoạch sầu riêng đã được nông dân áp dụng trong nhiều năm qua nhưng mang tính tự phát.

Việc quy hoạch vùng trồng tập trung, định hướng, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân sản xuất rải vụ thu hoạch đối với cây trồng này để tăng hiệu quả sản xuất là rất cần thiết.

Vấn đề quan tâm hiện nay là định hướng rải vụ như thế nào hợp lý để không xảy ra tình trạng “được mùa rớt giá”, tình hình bệnh xì mủ, chết nhánh trên sầu riêng chưa được chữa trị triệt để cũng gây khó khăn cho nông dân; việc liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị chưa được hình thành…

Phát biểu tại buổi họp bàn, PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đề nghị các tỉnh cần bám theo quy hoạch để chỉ đạo sản xuất; thống nhất lịch thời vụ của sầu riêng có 2 vụ là vụ chính, vụ rải và chỉ sản xuất 1 vụ trong năm để cây không bị suy kiệt;

Từng bước tổ chức liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ; chú trọng sản xuất an toàn; hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ cho nông dân sản xuất rải vụ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường liên kết vùng; xây dựng cơ sở dữ liệu cho cây trồng này.

Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/hop-ban-san-xuat-rai-vu-sau-rieng-vung-nam-bo-569682/


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Bồ Câu Nhốt Chuồng, Tiềm Ấn Nguy Cơ Dịch Bệnh Cúm A H5N1 Nuôi Bồ Câu Nhốt Chuồng, Tiềm Ấn Nguy Cơ Dịch Bệnh Cúm A H5N1

5 xã vùng Kiệm Tân (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) là nơi tập trung nhiều hộ nuôi chim bồ câu (trung bình mỗi trang trại (ảnh) có từ 300 - 500 cặp chim bố mẹ). Ngoài ra còn có nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ khác. Với hiệu quả kinh tế do chim bồ câu mang lại, dự báo trong thời gian tới sẽ có rất nhiều người dân chọn gia cầm này làm hướng phát triển kinh tế.

15/08/2013
Nỗi Lo Nỗi Lo "Xóa Sổ" Cây Ca Cao

Từng được trồng ồ ạt cách đây khoảng 5 năm, đến nay cây ca cao tại huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) lại bị chính người nông dân chặt bỏ dần dần. Hiện, toàn huyện đã giảm 1/3 diện tích ca cao so với trước và con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng.

15/08/2013
Chuẩn Bị Trên 1.700 Ha Mạ Cho Vụ Lúa - Tôm Chuẩn Bị Trên 1.700 Ha Mạ Cho Vụ Lúa - Tôm

Đến nay, nông dân trong tỉnh gieo sạ được gần 1.700 ha mạ trên sân, vườn, bờ vuông tôm để chuẩn bị cho việc gieo cấy 43.000 ha lúa trên đất nuôi tôm theo kế hoạch.

15/08/2013
Đề Xuất Mức Phí Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Đề Xuất Mức Phí Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản.

15/08/2013
Nỗi Lo Giống Dỏm Nỗi Lo Giống Dỏm

Do hạt giống kém chất lượng làm hơn 800 hécta bắp hè - thu không hạt tại Đồng Nai vừa qua khiến nông dân thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Ở các loại cây trồng khác, chất lượng giống cũng đang là nỗi lo lớn của nông dân.

15/08/2013