Hơn 600ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Phá Hoại

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.
Để khống chế và diệt trừ sâu ong, trong những tháng qua huyện đã cấp cho nhân dân 329kg thuốc để hỗ trợ cho các xã, thị trấn có diện tích rừng trồng bị nhiễm sâu ong phun diệt trừ được 220ha, và bắt thủ công được hơn 55ha. Tuy nhiên, sâu ong có sức tàn phá lớn, việc phun thuốc và bắt thủ công như hiện nay chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, sâu ong vẫn tiếp tục lan trên diện rộng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện nhiều diện tích rừng mỡ 2-4 tuổi đã bị sâu ong ăn trụi lá; nhiều diện tích bị sâu ăn lá 2-3 lần, cây không phát triển được. Được biết, sâu ong đã xuất hiện trên địa bàn huyện từ vài năm nay, tuy nhiên địa phương vẫn chưa tìm ra cách diệt trừ hữu hiệu. Chính quyền địa phương cũng như người dân mong muốn ngành chức năng tìm ra cách diệt trừ hiệu quả để cây trồng phát triển, tạo điều kiện phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập từ rừng cho người dân./.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.

Riêng năm đầu tiên ngư dân được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, phương thức và thủ tục cho vay thuận tiện, phù hợp. Đặc biệt, ngư dân chỉ phải trả lãi suất từ 1 - 3%/năm tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính đối với tàu đóng mới, nâng cấp.

Thời gian gần đây, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, Bến Tre) quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu có hiệu quả. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi thì việc công khai minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của HTX.

Ngày 13/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình lúa – tôm bền vững” và triển khai Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa – tôm tỉnh Cà Mau”.

Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.