Thực Hiện Nhiều Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tận Gốc

Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.
Bà con tham gia các dự án trồng và BVR đã được BQL rừng phòng hộ Thanh Kỳ tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, BVR tận gốc gắn với sản xuất, kinh doanh nghề rừng có hiệu quả; khai thác rừng trồng đã cho sản phẩm theo quy định, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật BV&PTR, vv...
Kết quả nổi bật trong hơn 7 tháng đầu năm 2014 là 100% diện tích rừng (5.482 ha) trên địa bàn do BQL được bảo vệ, phát triển xanh tốt, không xảy ra cháy. An ninh rừng trên địa bàn được giữ vững, độ che phủ của rừng do BQL rừng phòng hộ Thanh Kỳ quản lý hiện tại đạt 96,1%.
Trong gần 8 năm (từ năm 2007 đến 2014), BQL rừng phòng hộ Thanh Kỳ đã hướng dẫn kỹ thuật; cung ứng cây giống; tổ chức cho các hộ nhận khoán trên địa bàn trồng mới được hơn 1.500 ha rừng sản xuất. Trong đó, 7 tháng đầu năm 2014 ban đã tổ chức trồng mới được 126 ha rừng sản xuất.
Hầu hết các hộ nhận khoán đều chăm sóc, BVR và phát triển sản xuất nông - lâm kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng, cho hiệu quả kinh tế khá cao; nhiều người dân trong vùng có thêm việc làm tại chỗ, thu nhập từ tiền nhân công và sản phẩm của rừng, góp phần nâng cao đời sống và xây dựng nông thôn mới trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu về nguồn thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đang là vấn đề hết sức cấp bách cho ngành trồng trọt, nhất là trước bối cảnh chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là bò sữa đang có sự bứt phá mạnh mẽ.

Hành tây tại Đà Lạt đang có giá 15.000 – 16.000 đồng/kg, tăng gấp 5 - 6 lần so với cách đây 2 tháng, nhưng nông dân không còn nhiều hàng để bán.

Hiện nay nông dân huyện An Phú (An Giang) đang vào đợt cao điểm thu hoạch đậu phộng (lạc) vụ hè thu.

Đêm đến, đèn điện thắp sáng choang giữa các cánh đồng dưa, người lớn, người già, trẻ nhỏ đều tập trung ra đồng như hội.

Cách đây 20 năm, nhiều người dân xã Tân Hà (Hàm Tân) tỏ ra ngạc nhiên khi thấy vợ chồng anh Trần Đình Dũng xin thôi nghề dạy học chuyển sang đầu tư trồng cây ăn quả trên vùng đất mới khô cằn. Bằng nguồn vốn bán nhà cửa, đất vườn ở Đồng Nai, anh đã mạnh dạn làm đơn xin chính quyền xã Tân Hà khai hoang phục hóa 25 ha đất để phát triển kinh tế trang trại.