Lãi Lớn Từ Chim Cút

Giá chim cút liên tục ở mức khá từ 40.000 – 50.000 đ/kg đang giúp nhiều hộ chăn nuôi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) thu lãi lớn.
Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Đến làng cút tại ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, thấy hàng loạt những trại cút nằm giữa những tán cây, mỗi hộ cách nhau khoảng chừng vài chục mét. Chạy một vòng quanh hai xóm 3 và 4, chúng tôi đếm chừng trên 40 trang trại chim cút. Mọi người ở đây gọi xóm này là “làng cút Bắc”, bởi các hộ dân nuôi cút đều là dân Bắc vào, đa số đến từ Hưng Yên.
Chị Nguyễn Thị Thạnh (ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3) nói: “Gia đình tôi nuôi chim cút tính đến nay cũng đã 13 năm”. Gia đình chị hiện nuôi hơn 10.000 cút thịt, mỗi tháng thu về hơn chục triệu đồng tiền lãi.
Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Khánh từ Hưng Yên vào đây sinh sống từ năm 2008 và cũng tham gia nuôi chim cút. Anh nói: “Tôi bỏ nghề nuôi heo và đầu tư chuồng trại, con giống để cùng tham gia nuôi chim cút. Ban đầu cũng bị thua lỗ vì kỹ thuật chưa tốt, chim bệnh, chết nhiều.
Tuy nhiên, chỉ năm thứ 2 trở đi là quen rồi, có lãi”. Với những khoản lãi từ nuôi cút hàng năm, anh Khánh mở rộng thêm chuồng trại, đến nay mỗi vụ anh nuôi hơn 15.000 cút trứng, cút thịt, trừ hết vốn đầu tư cũng lãi trung bình 120 triệu đồng/năm.
Đặc biệt, hộ anh Phạm Văn Giáp (tổ 4, ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3), người hiện đang có tổng đàn lớn nhất xã với 4 trang trại, nuôi gần 40.000 con (20.000 cút thịt và 20.000 cút trứng). Hiện mỗi ngày 20.000 cút trứng của anh cho khoảng 20.000 quả trứng đều đặn, mỗi ngày thu từ 8 - 10 triệu đồng tiền bán trứng. Đối với 20.000 cút thịt, giá thị trường hiện này khoảng 40.000 – 50.000 đ/kg, mỗi tháng anh Giáp thu lãi trên 20 triệu đồng.
Theo anh Giáp, để nuôi cút thành công, người nuôi nên tham gia các khóa học về nuôi gia súc, gia cầm, học hỏi từ các chuyên gia về vấn đề dịch bệnh, thuốc, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc chim cút thế nào để tạo nền tảng vững chắc trước khi đầu tư nuôi kinh doanh...
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tổng đàn chim cút khoảng 5 triệu con, tập trung chủ yếu ở ba huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc. Ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết: “Nuôi chim cút đang là nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi cút không cần vốn đầu tư lớn, thời gian khai thác trứng dài, cho năng suất cao. Đặc biệt hiện nay thị trường tiêu thụ chim cút đang phát triển khá tốt, đầu ra thuận lợi nên đa phần người nuôi đều có thu nhập ổn định”.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Trần Tự, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), toàn thị xã hiện có khoảng 1.700ha mía bị bệnh trắng lá, tăng mạnh so với năm ngoái, tỷ lệ phổ biến 5% - 10%, có nơi trên 50% và đang lan rộng.

Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.

Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...