Hơn 26.600ha Cây Trồng Bị Hạn Hán

Theo Bộ NNPTNT, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài nên khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã xuất hiện tình trạng thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn.
Tính đến hết tháng 3.2014, diện tích cây trồng vụ đông xuân bị thiếu nước, hạn hán là 26.652ha, trong đó nơi hạn nhiều nhất là Bình Phước 14.000ha; Ninh Thuận 5.481ha; Đăk Lăk 5.450ha… Còn tại vùng hạ du sông Vu Gia – Thu Bồn, vùng ven biển phía tây khu vực ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn, gây ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh, trong đó bị ảnh hưởng nặng nhất là tỉnh Hậu Giang.
Trong khi đó, lượng nước trữ trung bình tại các hồ thủy lợi đến nay chỉ đạt 60-70% dung tích thiết kế, có nơi chỉ đạt 25-40% như Ninh Thuận, Bình Thuận, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn trơ đáy. Mực nước tại các hồ thủy điện cũng thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 1-4m…
Trước tình hình trên, Bộ NNPTNT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ cho các địa phương thực hiện công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; điều tiết các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du; hỗ trợ kinh phí bơm điện, dầu, nạo vét kênh mương cho các địa phương chống hạn…
Có thể bạn quan tâm

Chỉ vì tin đồn thất thiệt “mít non nhúng thuốc Trung Quốc bán tràn lan ngoài thị trường” mà nhà vườn trồng mít ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và các địa phương lân cận phải lao đao vì giá giảm thê thảm, gây thiệt hại rất lớn.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.

Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).