Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.
Theo ông Phạm Nhật Thăng Dũng, Phó phòng Kinh tế thành phố, nghề nuôi thủy sản của thành phố cũng như tình hình chung của nghề nuôi toàn tỉnh và của các tỉnh nội đồng đó là trình độ phát triển còn thấp, đa phần mới đạt mức quảng canh. Một tỷ lệ nhỏ mới đạt mức bán thâm canh, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mang tính tự phát, chưa tập trung thành những vùng có quy mô lớn nên năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, diện tích ao nuôi trung bình 500 – 2.000 m2.
Qua điều tra những hộ dân có từ 1 – 2 ao, đa số hộ nuôi sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, dịch bệnh thường xuyên xảy ra do chất lượng nước kém, người dân chưa chủ động sử dụng thuốc phòng trừ dịch bệnh. Cỡ cá thu hoạch chỉ từ 0,5 – 2 kg/con. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống như mè trắng, mè hoa, trôi, trắm cỏ, chép…
Để nâng cao năng suất, sản lượng, tạo ra hàng hóa tập trung đảm bảo VSATTP, Chi cục Thủy sản tỉnh đã triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh tại 3 điểm xã Yên Mông, Thống Nhất và Dân Chủ (TPHB) với 8 hộ trong mô hình và 12 hộ nông dân cùng sở thích. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao, một số bệnh thường gặp, cách phòng trị bệnh, thả tôm giống được tập huấn, chuyển giao tới hộ tham gia trước khi bắt tay vào thực hiện mô hình. Nguồn tôm giống do Công ty TNHH Sang Ngân – Hải Phòng cung ứng, đảm bảo chất lượng giống theo tiêu chuẩn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, xóm Mít, xã Yên Mông cho biết: Các hộ thực hiện mô hình nhiệt tình và tuân thủ cam kết về cách chuẩn bị ao, mật độ nuôi, sử dụng thức ăn, cách cho ăn, phòng bệnh, định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng, thời gian nuôi, cam kết đóng góp vốn đối ứng vật tư thực hiện gồm 30% tôm giống và 50% thức ăn, thuốc phòng bệnh.
Qua tập huấn,, những hộ nuôi tôm đã nắm bắt được KHKT, cải thiện môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học. Quá trình quản lý, chăm sóc, các hộ đã thường xuyên thăm ao vào buổi sáng để vớt trứng cóc, ếch, nhái, bón vôi cho ao theo định kỳ, cho tôm ăn bằng sàng, định kỳ sử dụng thuốc phòng và thức ăn sử dụng theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Nhờ vậy, tỷ lệ sống của tôm khá cao (trên 50%). Tính đến cuối kỳ thu hoạch, tỷ lệ sống của tôm tại mô hình ở xóm Dân Chủ 56,5%, Yên Mông 55% và Thống Nhất 54%.
Ông Nguyễn Huy Thông ở xóm Mát, xã Dân Chủ chia sẻ kinh nghiệm: Tôm sinh trưởng và phát triển nhanh, đồng đều, đặc biệt là từ tháng thứ 3 – 5 tính từ khi bắt đầu thả giống. Vào cuối chu kỳ nuôi, có cá thể tôm đạt cỡ 100 g/con, trọng lượng trung bình của tôm đạt cỡ 30 g/con. Với diện tích 2.000 m2 ao, ông thu được 350 kg, cỡ tôm thu hoạch khoảng 25 con/kg, bán thành phẩm được 77 triệu đồng.
Kỹ sư Đặng Thị Duyên - Chi cục Phó Chi cục Thủy sản cho biết: Tôm càng xanh là loài động vật ăn tạp, phàm ăn, có thể ăn nhiều loại thức ăn tận dụng như cám gạo, bột sắn, các loại thức ăn rẻ tiền dễ tìm như: ốc bươu vàng, cá vụn, giun, côn trùng …và thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 30 – 35%. Việc triển khai mô hình đã mang lại thu nhập đáng kể đối với kinh tế hộ, là cơ sở khoa học cho các hộ nuôi ao hồ nhỏ mạnh dạn đầu tư nuôi những giống loài mới có giá trị thay thế loài nuôi truyền thống hiệu quả thấp.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, bà con nông dân các vùng quê đang khẩn trương thu hoạch ngô. Dọc đường vào xã Xuân Phú (Ea Kar) đâu đâu cũng thấy ngô, ngô được chở từ rẫy về nhà, được phơi đầy trên sân... Ông Y Bai Mlô, thôn Thanh Phong cho biết, năm nay năng suất ngô cao hơn năm trước khoảng 1 tấn/ha, đạt 8-9 tấn/ha, nhưng giá bán lại thấp.

Nông dân Nguyễn Đức Thanh, xã viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Lương 3 (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) phấn khởi: “Giống lúa Thiên ưu 8 thật sự “bén duyên” trên vùng đất khó tại địa phương. Đồng ruộng được chọn để gieo cấy thường bị chua phèn, thấp trũng nhưng giống lúa trên vẫn phát triển tốt, không bị đổ ngã. Mật độ ché bông, hạt vào chắc cao hơn so với nhiều giống lúa thông thường nên đạt năng suất cao”. Thích nghi cao

Trước đây, 6 công đất vườn của gia đình ông A chủ yếu trồng nhãn tiêu huế nhưng giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Qua nhiều lần được Hội Nông dân xã, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư huyện tổ chức tham quan học tập mô hình kinh tế có hiệu quả ở tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, ông A nhận thấy giống ổi lê Đài Loan dễ trồng, cho năng suất cao nên quyết định đốn bỏ 2 công nhãn già cỗi, đầu tư trồng 300 gốc ổi lê Đài Loan.

Anh Châu Thành Nguyên ở ấp 5, xã Tân Hưng (Đồng Phú) trồng 7 sào nhãn tiêu Huế trên 10 năm tuổi, bình quân cho thu hoạch từ 50 đến 60 kg/cây. So các năm trước, năm nay vườn nhãn của anh Nguyên năng suất tăng gần gấp đôi, đạt khoảng 12 tấn. Giá nhãn bán tại vườn hiện 9.000 đồng/kg, trừ chí phí gia đình anh thu về từ 30 đến 35 triệu đồng.

Thái Lan hiện đang thiếu tôm cỡ lớn để cung cấp cho khách hàng khiến giá tăng. Do các nhà máy chế biến tăng thu mua tôm cỡ nhỏ khiến người nuôi tôm thu hoạch lượng lớn tôm cỡ nhỏ và không giữ lại để sản xuất tôm cỡ lớn với giá bán cao hơn.