Hơn 2,8 ha hành tím được bao tiêu

Theo đó, để được bao tiêu hành tím và cà chua thì bà con nông dân phải canh tác đúng theo quy trình bón, tưới phân chuyên dùng chống bạc màu, dưỡng cây NPK 11-8-25 do Công ty cổ phần phân bón Sài Gòn Me Kong - Chi nhánh Cần Thơ sản xuất.
Theo điều 4 của hợp đồng bao tiêu này thì giá cả và phương thức thanh toán như sau: Giá bao tiêu tối thiểu là 8.000 đồng/kg đối với cả hành tím và cà chua loại I;
Trong trường hợp tại thời điểm thu mua, nếu giá thị trường cao hơn mức giá tối thiểu thì bên Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam có trách nhiệm mua theo giá thị trường.
Giá thị trường được thống nhất là giá mua của thương lái tại thời điểm hiện tại.
Hành tím của HTX Vĩnh Châu sẽ được Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu.
Được biết, Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam có trụ sở chính tại 44A2 - Nguyễn Đức Cảnh, phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều (TP.
Cần Thơ) là doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng nông sản vào hệ thống siêu thị.
Với việc ký hợp đồng bao tiêu với bà con trồng hành tím thì đây thực sự là tín hiệu vui cho nông dân trồng hành ở thị xã Vĩnh Châu.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6-8, Công ty Syngenta Việt Nam cùng các ngành chức năng của huyện Long Thành (Đồng Nai) và chính quyền địa phương 3 xã: Cẩm Đường, Suối Trầu, Bình Sơn đã tổ chức chi trả tiền thiệt hại do cung cấp giống bắp NK-67 kém chất lượng cho nông dân.

Theo Phòng NN-PTNT huyện, nhờ thực hiện thành công các chương trình nông nghiệp trọng tâm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cà phê, huyện Đam Rông nay đã có khoảng 7.000 ha cà phê, trong đó có 1.600 ha cà phê catimo năng suất và chất lượng cao.

Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) có 76 hộ đồng bào dân tộc Tày. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác trên đất dốc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Do đó, những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.

Mặc dù cao su vẫn là chủ lực của kinh tế xã Long Tân, nhưng thời gian gần đây, địa phương này đang rộ lên phong trào chăn nuôi. Cũng từ đây, nhiều hộ nông dân đã khá lên nhờ những vật nuôi mà họ vẫn nghĩ không mang lại lợi nhuận cao.