Chinh phục đầm trũng, thu 20 tỷ đồng mỗi năm

Ông Bùi Đức Luận vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lúc đó, ông Bùi Đức Luận (SN 1957) - hội viên Chi hội 6, Hội ND xã Sơn Vi, dù gia cảnh còn nghèo nhưng đã mạnh dạn xin nhận khoán toàn bộ diện tích 6ha đất ruộng chiêm trũng ở đầm Cống Ghem.
Với nghị lực không cam chịu đói nghèo, ông cùng vợ con đào ao thả cá, trên bờ xây chuồng nuôi lợn và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ…
Áp dụng phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, “đi từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn”, 20 năm qua, ông đã kiên trì bám trụ ở đầm Cống Ghem xây dựng được 3.000m2 chuồng trại chăn nuôi liên hoàn, có đủ nhà điều hành, nhà kho, theo đúng thiết kế; 4ha mặt nước thả cá; 2ha vườn cây ăn quả.
“Tổng vốn đầu tư trong 20 năm qua ước tính 14 tỷ đồng, trong đó vốn tự có nhờ quá trình tích lũy là 10 tỷ đồng, còn lại là vốn vay ngân hàng, anh em, họ hàng”- ông Luận thổ lộ.
Mấy năm gần đây, ông Luận thường xuyên duy trì 140 - 150 con lợn nái và mỗi lứa nuôi từ 1.000 - 1.200 con lợn thịt.
Bình quân mỗi tháng ông xuất bán ra thị trường 25 - 27 tấn thịt lợn hơi.
Tổng cộng doanh thu từ bán lợn giống, lợn thịt, cá, cây ăn quả tại trang trại VAC của gia đình ông Luận đạt xấp xỉ 20 tỷ đồng.
Trang trại VAC của ông không chỉ áp dụng các tiến bộ KHKT tiên tiến mà còn là địa chỉ để các đơn vị khoa học chọn làm điểm thực hiện các đề tài nghiên cứu.
Từ năm 2010 - 2014, gia đình ông Luận luôn giữ vững danh hiệu hộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi: Cấp tỉnh và cấp Trung ương.
Ngày 3.9.2015, ông Luận vinh dự là đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương điển hình nông dân tiên tiến toàn quốc do Hội NDVN tổ chức.
Tháng 1.9.2015, ông được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Dương Văn Trọng, ở tổ 12, phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên vẫn nuôi 500 con lợn bột, 50 con lợn nái/lứa và không tăng đàn.

Năm 2013 khép lại, đánh dấu sự thành công của nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, nay lại được mùa đã góp phần đem lại “sinh khí” mới cho loại hình nuôi trồng thủy sản này.

Cũng theo GS-TS Võ Tòng Xuân - cố vấn mô hình sản xuất lúa sạch của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Thanh Liêm (Đồng Tháp) thì hiện nay, sản phẩm Việt Nam xuất sang thị trường các nước được kiểm định rất nghiêm ngặt, nhất là thị trường Nhật Bản. Hiện nước này có đến 600 mẫu kiểm định, nếu kiểm định sản phẩm có chứa những chất này họ sẽ không nhập khẩu.