Hơn 01 Tỷ Đồng Mua Chlorine Để Xử Lý Môi Trường Ao Tôm Nuôi

Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), cho biết: từ đầu vụ nuôi năm 2014 đến nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 16.708 hộ thả nuôi hơn 1,91 tỷ con tôm giống trên diện tích 16.908 ha; trong đó, có 12.692 hộ thả nuôi 908,6 triệu con tôm sú 14.743ha và 4.016 hộ thả nuôi hơn 01 tỉ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 2.165ha; tuy nhiên, do thời tiết diễn biến bất lợi, các yếu tố môi trường vùng nuôi thủy sản biến động cùng với mầm bệnh tiềm ẩn trong thời gian qua… làm cho hơn 206,8 triệu con tôm giống bị thiệt hại, với diện tích 891 ha; trong đó, có 36,4 triệu con tôm sú bị thiệt hại (diện tích 530,5ha) với số lượng giống, 170,4 triệu con tôm thẻ chân trắng (diện tích 360,62 ha).
Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.
Được biết, trước đó, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ cho tỉnh 100 tấn chlorine (với kinh phí hơn 03 tỷ đồng) từ nguồn hóa chất dự trữ Quốc gia để tỉnh phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2014.
Việc mua hóa chất (chlorine) dự trữ nhằm chủ động xử lý kịp thời khi dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra, góp hạn hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho nông dân, góp phần thắng lợi vụ nuôi tôm năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đó, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, trong đó huyện An Phú được chọn thí điểm 2 mô hình ở xã Phú Hữu và Khánh An.

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.

Theo lịch thời vụ, các hồ đã tiến hành thả tôm giống đợt 1 năm 2013 được gần 20 ngày. Nhưng nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh hiện vẫn án binh bất động. Nhiều diện tích hồ nuôi tôm trên cát bỏ hoang phế vì liên tục thất bại.

Khi người dân nhiều vùng nuôi tôm kêu trời không thấu vì dịch bệnh tôm chết liên miên, giá cả lên xuống thất thường, thì những con người thầm lặng thuở nào bám giữ ruộng đồng và nặng tình với con cá có thể ung dung "kê cao gối ngủ". Bởi con cá đồng sau một thời gian chìm nổi đã bắt đầu tìm lại chỗ đứng của mình như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho công khó nhọc của người nông dân.

Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho hội viên nông dân và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương.