Chủ Động Sản Xuất Giống Thủy Sản Phục Vụ Thả Nuôi Ở Thanh Hóa

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.
Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao sản xuất tại chỗ 20 triệu con tôm sú giống P15, phục vụ thả nuôi vụ xuân hè năm 2013, trung tâm đã chọn mua được tôm bố mẹ qua kiểm dịch của Chi cục Thú y đạt các tiêu chuẩn về chất lượng đưa vào sản xuất; tổ chức sản xuất theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của tôm giống, chăm sóc, điều chỉnh nhiệt độ, xử lý các chế độ môi trường,vv... bảo đảm cho tôm giống phát triển tốt.
Kết quả, đến ngày 20-3-2013, trung tâm đã sản xuất được 6 triệu con tôm giống bảo đảm chất lượng. Chi cục Thú y đã tổ chức kiểm tra chất lượng, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng tôm sú giống trước khi xuất bán cho chủ đồng thả nuôi. Trung tâm khuyến cáo chính quyền các huyện vùng triều cần tăng cường tuyên truyền cho các chủ đồng chọn mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, hạn chế thiệt hại do mua phải giống tôm kém chất lượng.
Cùng với việc tiếp tục sản xuất đủ số lượng, bảo đảm chất lượng tôm giống cung ứng cho nông dân nuôi thả đúng thời vụ, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; cán bộ, công nhân kỹ thuật được các nhà khoa học chuyển giao công nghệ mới để thực hiện kế hoạch sản xuất 200 triệu con ngao giống, 500.000 con cá vược, cá sú giống,v.v... phục vụ các địa phương thả nuôi trong năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 15/8, tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Chi Cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức Hội nghị đầu bờ Khóa đào tạo giảng viên quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau cho 30 học viên là các cán bộ BVTV của 6 huyện trên địa bàn TP.

Tại buổi tập huấn, học viên được phổ biến những kiến thức về quy trình kỹ thuật, phương án nâng cao chất lượng gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học; các bước chuẩn bị điều kiện nuôi, chuồng trại, chọn giống, cách chăm sóc nuôi dưỡng, chọn thức ăn, vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở gà…

Với bản tính siêng năng, dám nghĩ, dám làm, chị Poòng Thị Luyến, khối 13, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi lợn.

Trận mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa kéo dài từ ngày 13 - 14/8 gây ngập úng hơn 75ha lúa mùa tại các xã: Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, Xá Nhè. Mưa lũ làm 80m kênh của công trình thủy lợi xã Tủa Thàng bị nước cuốn trôi; một số điểm tuyến đường Mường Báng - Xá Nhè bị ách tắc cục bộ. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, huyện Tủa Chùa chỉ đạo đơn vị chức năng cử cán bộ kịp thời xuống địa bàn kiểm tra, thống kê thiệt hại, động viên nhân dân ổn định sản xuất; đảm bảo giao thông trên các tuyến bị ách tắc cục bộ. Ước tính, từ đầu tháng 8 tới nay, mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa gây thiệt hại hơn 993 triệu đồng.

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…