Hơn 01 Tỷ Đồng Mua Chlorine Để Xử Lý Môi Trường Ao Tôm Nuôi

Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), cho biết: từ đầu vụ nuôi năm 2014 đến nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 16.708 hộ thả nuôi hơn 1,91 tỷ con tôm giống trên diện tích 16.908 ha; trong đó, có 12.692 hộ thả nuôi 908,6 triệu con tôm sú 14.743ha và 4.016 hộ thả nuôi hơn 01 tỉ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 2.165ha; tuy nhiên, do thời tiết diễn biến bất lợi, các yếu tố môi trường vùng nuôi thủy sản biến động cùng với mầm bệnh tiềm ẩn trong thời gian qua… làm cho hơn 206,8 triệu con tôm giống bị thiệt hại, với diện tích 891 ha; trong đó, có 36,4 triệu con tôm sú bị thiệt hại (diện tích 530,5ha) với số lượng giống, 170,4 triệu con tôm thẻ chân trắng (diện tích 360,62 ha).
Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.
Được biết, trước đó, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ cho tỉnh 100 tấn chlorine (với kinh phí hơn 03 tỷ đồng) từ nguồn hóa chất dự trữ Quốc gia để tỉnh phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2014.
Việc mua hóa chất (chlorine) dự trữ nhằm chủ động xử lý kịp thời khi dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra, góp hạn hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho nông dân, góp phần thắng lợi vụ nuôi tôm năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Ninh cho biết, đã xác định được nguyên nhân làm hàng ngàn con cá nuôi bè bị các vết lở loét.

Ông Nguyễn Văn Hơn cư ngụ ở ấp Đồng Lớn 2, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình trồng bông súng kết hợp nuôi cá trên diện tích 14 công tầm cấy (1,82 ha) đã 3 năm nay, cho hiệu quả rất cao.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, do giá các sản phẩm chăn nuôi thường xuyên bán dưới giá thành nên trong vòng hai năm qua người chăn nuôi đã lỗ 27.000 tỷ đồng.

Đam mê nghiên cứu và nhân cây giống cho hiệu quả kinh tế cao, kỹ sư nông - lâm Huỳnh Ngọc Tư đã mạnh dạn đầu tư lập doanh nghiệp cây giống, tiếp sức cho nông dân Tây Nguyên làm giàu.

Gần đây, bí đỏ đã trở thành cây trồng hàng hóa khá quen thuộc với người dân tại nhiều làng quê Dak Lak, mang lại nguồn thu nhập khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.