Hội thảo tuyên truyền mở rộng vùng nuôi GAP

Từ năm 2013 đến nay, hợp phần B thuộc Dự án CRSD đã tổ chức 14 cuộc đào tạo, tập huấn, hội thảo nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP với sự tham gia của hơn một nửa trong tổng số những hộ dân nuôi tôm tại ấp Tân Điền.
Đồng thời, tại đây Dự án CRSD còn triển khai 2 mô hình, 6 điểm trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và nuôi tôm sú quảng canh cải tiến áp dụng VietGap.
Kết quả, 2 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh mang lại lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/1 ha ao nuôi.
Từ kết quả này, vùng GAP tiếp tục được mở rộng tại ấp Tân Điền cho tất cả những hộ dân còn lại.
Có thể bạn quan tâm
Theo Ban Quản lý Dự án cánh đồng mẫu lớn (CĐML), từ năm 2011 - 2015, hơn 550ha lúa sản xuất theo CĐML ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.

Mặc dù đang trong thời điểm nước lũ từ các sông thượng nguồn đổ về nhưng hiện nhiều nông dân tỉnh Hậu Giang đã vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa Đông xuân sớm năm 2015 - 2016 được hơn 5ha; trong 3 - 4 ngày tới, diện tích sẽ tăng lên khoảng 15ha.

“Tìm những giải pháp cụ thể và đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện ở từng địa phương để tổ chức nhân rộng cánh đồng lớn trong những năm tới”, là nội dung chính tại buổi hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nhân rộng cánh đồng lớn”.

Ông Hinh là người đầu tiên trong xã mạnh dạn trồng thử nghiệm 100 cây mít không hạt. Toàn bộ số cây giống, ông Hinh mua tại tỉnh Tiền Giang với giá 50.000 đồng/cây, trú tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai.

Khoảng tháng nay có rất nhiều công ty ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đến đặt vấn đề mua chôm chôm, số lượng khoảng 600 - 700 kg/tuần để xuất sang các thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, do hiện tại chôm chôm hết mùa nên “HTX hẹn hợp đồng vào tháng 11 tới”.