Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Có Cơ Chế Quản Lý Giá Cá Ngừ Đại Dương Sau Khai Thác

Cần Có Cơ Chế Quản Lý Giá Cá Ngừ Đại Dương Sau Khai Thác
Ngày đăng: 30/05/2014

Liên tục trong nhiều tháng qua, giá cá ngừ đại dương thu mua tại cảng không vượt quá 100.000 đồng/kg. Điều đáng nói, từ đầu năm đến nay sản lượng cá ngừ ngư dân đánh bắt không bằng các năm trước, thậm chí là mất mùa; doanh nghiệp chế biến thiếu nguyên liệu sản xuất nhưng giá cá thu mua thì lại lên xuống thất thường.

Câu chuyện về việc cần có cơ chế quản lý giá cá ngừ đại dương sau khai thác không phải là mới nhưng vẫn luôn là một thách thức không nhỏ đối với cơ quan chủ quản mà cho đến nay vẫn chưa tìm được hướng đi cụ thể để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khai thác và quyền lợi cho những ngư dân đánh bắt khơi xa đang ngày đêm bám biển.

Những tháng đầu năm nay, trong số nhiều tàu câu đèn cá ngừ đại dương về cảng Hòn Rớ - Nha Trang, không ít những tàu cá thất thu sản lượng. Thực trạng về ngư trường khan hiếm cá đang là nỗi lo đối với bà con ngư dân làm nghề khai thác cá ngừ đại dương. Với đội tàu gồm 4 chiếc, ông Kiều Minh Thuận và các bạn tàu đi đánh bắt gần một tháng trời ngoài khơi xa, nhưng chỉ có 2 chiếc về cảng đủ bù đắp phí tổn.

Sản lượng ít đã khó, chi phí đánh bắt lại tăng cao trong khi giá cá thì lúc lên lúc xuống. Hiện cá ngừ mua xô chỉ khoảng 92.000 đồng/kg, trong khi cá loại 1 cao nhất chỉ bán được với giá 97.000 đồng/kg. Bình quân mỗi chuyến biển bà con ngư dân phải bỏ ra cả trăm triệu đồng để chi phí, tuy nhiên, với giá cá như hiện nay, đa phần chủ tàu đều huề hoặc lỗ vốn.

Ông Kiều Minh Thuận – Chủ tàu KH96481TS cho biết ngư dân đi bám biển thì giá cá phải từ 100.000 đồng/kg trở lên mới yên tâm được. Nếu giá cá thấp bà con không thể nào đánh bắt, ví dụ 20 chục chiếc tàu thì có 7-8 chiếc đủ sản lượng để bù đắp phí tốn, còn lại là lỗ. Bởi vậy giá cao thì bà con mới mạnh dạn đi đánh bắt.

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, giúp ngư dân bám biển, bám ngư trường. Tuy nhiên, việc giá thành sau khai thác lên xuống thất thường như hiện nay đã trở thành rào cản đối với nghề câu cá ngừ đại dương. Điều đáng nói là thực trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay, thế nhưng các cơ quan, ban ngành liên quan vẫn chưa có cơ chế nào nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề “làm giá” đối với sản phẩm thủy sản.

Chúng ta đang hướng đến việc xây dựng thương hiệu cho cá ngừ Việt Nam, vậy thì trước khi nghĩ đến việc nâng cao chất lượng, hình thành nên chuỗi giá trị, điều cần làm lúc này là công tác quản lý giá đối với sản phẩm thủy sản sau khai thác.

Ông Vũ Đình Đáp – Chủ tịch Hiệp hội cá ngừ Việt Nam cho biết mua bán cá như hiện giờ là theo cảm tính, định tính nhiều hơn vì mua theo xô. Ngư dân bán cá cho đầu nậu, đầu nậu bán lại cho doanh nghiệp, giá cả là tự thống nhất với nhau. Đưa ra một thang chuẩn để xác định giá cá như thế nào để mọi người căn cứ vào đó ra giá để mua thì hiện nay chưa làm được.

Việc tiêu thụ khó khăn đã khiến hiệu quả sản xuất giảm, ảnh hưởng đến đời sống của bà con ngư dân, thất thoát về giá trị và nguồn lợi; đồng thời ảnh hưởng đến uy tín, giảm khả năng cạnh tranh của cá ngừ Việt Nam trên thị trường xuất khẩu.

Do vậy, để cá ngừ đại dương thực sự trở thành sản phẩm chiến lược, Nhà nước cần quản lý chặt từ việc khai thác, thu mua cho đến chế biến xuất khẩu, đề ra các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm cá tươi để xây dựng khung giá cho từng chuyến biển, theo từng thời điểm, làm cơ sở cho việc hình thành chợ đấu giá cá ngừ tại các địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tôm Biển Đã Tăng Trở Lại Giá Tôm Biển Đã Tăng Trở Lại

Sau một thời gian rớt giá, trong tuần qua, giá tôm biển các loại đã nhích lên từ 5.000-7.000 đồng/kg. Hiện tôm thẻ chân trắng (chiếm trên 90% diện tích thả nuôi) loại 100 con/kg có giá từ 85.000-90.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với giá cả như hiện nay, nếu trúng vụ, người nuôi chỉ hòa vốn hoặc có lãi chút ít...

09/06/2014
Biển Tây “Sốt” Con Banh Lông Biển Tây “Sốt” Con Banh Lông

Thời gian gần đây, mỗi ngày có tới 8-15 tấn banh lông được mua tại cảng An Thới, huyện đảo Phú Quốc để vận chuyển đi các nơi nhưng chủ yếu là xuất sang Trung Quốc. Loại hải sản thuộc dòng họ hải sâm này, ngay cả nhiều ngư dân đánh bắt cũng chưa một lần ăn thử. Nhưng giờ thì người người, nhà nhà đang kéo nhau đi cào banh lông, khiến ngư trường biển Tây thêm một phen dậy sóng...

09/06/2014
Lươn Giống Mười Ngọt Lươn Giống Mười Ngọt

Anh Nguyễn Văn Đường (ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Bình, Châu Thành - An Giang) được đào tạo “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn đồng” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức, là một trong số ít nông dân thành công với mô hình làm ăn mới sau khi học nghề. Thông qua việc đầu tư cơ sở “Lươn giống Mười Ngọt”, mỗi năm, anh Đường có thu nhập trên 300 triệu đồng.

09/06/2014
Vạn Ninh (Khánh Hòa) Bội Thu Tôm Chân Trắng Nuôi Trên Cát Vạn Ninh (Khánh Hòa) Bội Thu Tôm Chân Trắng Nuôi Trên Cát

Căn cứ vào hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt tại huyện Van Ninh hiện nay cho thấy thành công của nghề nuôi tỉ lệ thuận với công sức và mức độ đầu tư của người nuôi. Như vậy việc đầu tư bài bản, quản lý tốt, yếu tố môi trường trong nuôi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt đang là kinh nghiệm cho các hộ nuôi tôm trên toàn địa bàn tỉnh.

09/06/2014
Đàn Bò Tăng Trở Lại Sau 7 Năm Giảm Liên Tục Đàn Bò Tăng Trở Lại Sau 7 Năm Giảm Liên Tục

Sở dĩ đàn bò tăng là do thời gian gần đây, giá thịt bò ổn định và có xu hướng tăng, nên người chăn nuôi đã đầu tư phát triển loại vật nuôi này. Đáng chú ý là tại một số địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn, Phù Cát, Vĩnh Thạnh… nhiều nông hộ đã chọn mua các giống bò có tỉ lệ máu ngoại cao, đầu tư chăm sóc chu đáo đã mang lại hiệu quả kinh tế khá.

09/06/2014