Hội Thảo Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm

Trung tâm KN-KN tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức hội thảo mô hình nuôi cua đồng thương phẩm tại xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh) và Vạn Trạch (huyện Bố Trạch).
Mô hình được thử nghiệm trên diện tích khoảng 3.000 m2 ao. Thả nuôi ban đầu 390 kg cua đồng giống (200 con/kg). Sau 4 tháng nuôi, cua đồng thích nghi với quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm, trọng lượng thu hoạch trung bình 70 con/kg, sản lượng đạt trên 600 kg, giá bán 55.000 đ/kg, doanh thu trên 30 triệu đồng, trừ chi phí lãi gần 15 triệu.
Những hộ tham gia mô hình cho biết, cua đồng ăn tạp, tận dụng được các nguồn thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp, ngưỡng chịu đựng các yếu tố môi trường tốt và ít bị dịch bệnh. Thời gian nuôi ngắn, có thể nuôi vượt lũ ở vùng ruộng thấp trũng. Tuy nhiên, do nguồn giống được thu gom từ tự nhiên, vận chuyển chưa hợp lý nên tỷ lệ cua sống đạt từ 50 - 70%.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, trên một số tuyến đường Hà Nội xuất hiện các điểm bán trái cây đổ đống với đủ loại mặt hàng và có giá thành rất rẻ nên thu hút đông đảo người mua.

Hiện nay, công tác xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi của huyện Vĩnh Thạnh đang gặp nhiều khó khăn. Các tiêu chí như nâng cao thu nhập, giảm tỉ lệ hộ nghèo, môi trường, chợ nông thôn… đang trở thành những thách thức khó vượt qua đối với các xã đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2015 này huyện Phù Cát đã quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng, đồng thời tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn.

Hơn một tháng qua, nhiều hộ nuôi tôm hùm xuất khẩu ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hoang mang, lo lắng do tình trạng tôm chết không rõ nguyên nhân có chiều hướng gia tăng.

Ngành thủy sản Việt Nam nên thành lập một liên minh trách nhiệm xã hội (CSR), với mục tiêu giúp ngành này phát triển bền vững thông qua việc hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất có trách nhiệm xã hội.