Hội Cựu Chiến Binh Huyện Nga Sơn Đẩy Mạnh Phong Trào Thi Đua Làm Kinh Tế Giỏi

Những năm qua, phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng được các cấp hội cựu chiến binh (CCB) huyện Nga Sơn phát động sâu rộng và thu hút đông đảo cán bộ, hội viên hưởng ứng tham gia.
Cùng với việc phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình kinh tế, các cấp hội CCB huyện Nga Sơn tạo điều kiện cho CCB vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
Với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đạt gần 60 tỷ đồng đã cho hàng nghìn lượt hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế.
Nhiều hội viên đã phát huy ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vượt khó vươn lên đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hiện nay, toàn huyện có 48 trang trại, 259 gia trại tổng hợp, 28 doanh nghiệp do CCB làm chủ. Tiêu biểu là các CCB Mai Văn Khu ở xã Nga Trung; Mai Bá Long, xã Nga Hải; Nguyễn Duy Tuyên, xã Nga Thủy; Mai Văn Cửu, xã Nga Yên...
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n133060/Hoi-Cuu-chien-binh-huyen-Nga-Son-day-manh-phong-trao-thi-dua-lam-kinh-te-gioi
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Chi cục Thú y và các địa phương, từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng tại địa bàn huyện Long Điền (Bà Rịa Vũng Tàu), diện tích nghêu bị chết đã lên đến trên 40ha, gây thiệt hại rất lớn cho người dân.

Những tháng đầu năm 2015, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, xen lẫn những cơn mưa trái mùa làm cho việc quản lý môi trường ao nuôi tôm trở lên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho dịch bệnh trên tôm bùng phát, gây thiệt hại cho người nuôi.

Để kiểm soát tốt dịch bệnh trên nuôi thủy sản, chủ yếu là các vùng nuôi tôm nước mặn, lợ giảm thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, trong vụ tôm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường công tác thú y thủy sản.

Thời gian qua, các ngành chức năng và các địa phương trên toàn tỉnh Quảng Bình đã tích cực khuyến cáo, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học một cách rộng rãi trong nuôi tôm như: EM, Probiotic, Prebiotic... nhằm xử lý môi trường ao nuôi thay thế việc xử lý bằng hóa chất; các loại chế phẩm sinh học bổ sung men đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa giảm hệ số thức ăn, nâng cao sức đề kháng phòng trừ dịch bệnh.

Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.