Thí Điểm Trồng Hẹ Theo VietGAP

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.
Mô hình này được thực hiện tại ấp Bình Khương 1 trên diện tích 3 ha của 24 hộ nông dân. Theo đó, nông dân được hỗ trợ phân hữu cơ và được chuyển giao kỹ thuật trồng hẹ, trong đó, thường xuyên được tập huấn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng theo quy trình sản xuất VietGAP. Qua sản xuất thực tế, hiện nông dân trong mô hình sản xuất hẹ theo VietGAP đã thu hoạch được 2 đợt sản phẩm, với năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha/đợt, cao hơn 10% so với trước đây, nhất là chi phí đầu tư sản xuất giảm gần 2 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng từ 1 đến 3 triệu đồng/ha.
Theo đánh giá của nông dân, ưu điểm của mô hình sản xuất hẹ theo quy trình VietGAP là có thể tăng từ 2 đến 3 đợt thu hoạch/vụ, hạn chế được sâu bệnh, nhất là giảm được công lao động, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Toàn huyện Chợ Gạo hiện có 250 ha hẹ, tập trung ở các xã: Bình Phục Nhứt, Bình Phan, Long Bình Điền,… Với giá bán bình quân trên 8 ngàn đồng/kg, thời gian qua, cây hẹ mang lại cuộc sống ổn định cho nông dân, được các địa phương này khuyến khích thâm canh tăng vụ để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 27-8, tại ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh (BQL) đã tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa. Ông Phạm Hoài An, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ trì hội thảo.

Vấn đề làm người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung những năm qua nhứt đầu là tình trạng bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu ngày càng khó kiểm soát. Trước tình hình đó, những năm qua, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà.

Cách đây 5 năm, ông Trương Nguyên (49 tuổi) ở thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (TP. Quảng Ngãi) đã mạnh dạn từ bỏ những loại cây trồng truyền thống như đậu, bắp để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, hồ tiêu… Với cách làm đó đã giúp gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và trở thành mô hình kinh tế điển hình để bà con nông dân học hỏi, làm theo.

Ngày 28/8/2015, tại xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững.

Do đặc thù chín lệch ngày so với chính vụ, thơm ngon đồng thời cho sản lượng cao hơn các giống khác nên nhãn chín muộn ở vùng đất đồi Yên Thế (Bắc Giang) chiếm được cảm tình của khách hàng gần xa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.