Hình Thành 3 Vùng Nhân Lúa Giống Tập Trung

Đến nay trên địa bàn huyện Gò Dầu đã hình thành 3 vùng nhân lúa giống tập trung ở 3 xã Phước Trạch, Cẩm Giang và Bàu Đồn.
Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của UBND huyện Gò Dầu cho biết, đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành 3 vùng nhân lúa giống tập trung ở 3 xã Phước Trạch, Cẩm Giang và Bàu Đồn. Qua 5 năm triển khai, 3 vùng này đã thực hiện được 282ha lúa giống.
Hiện nay các vùng nhân lúa giống tập trung của huyện đã hoạt động ổn định. Từ những vùng nhân lúa giống này đã đáp ứng kịp thời nguồn giống đạt tiêu chuẩn và nhu cầu lúa giống trên địa bàn huyện. Số lượng lúa giống cung ứng trong thời gian qua đạt gần 1.000 tấn lúa chất lượng tốt, đáp ứng cho khoảng 8.000ha đất sản xuất.
Nhờ có các vùng lúa giống tập trung, bước đầu giúp cho nông dân trong huyện mua được nguồn giống lúa theo nhu cầu, giá thành rẻ (giảm từ 30%-50% so với giá lúa giống từ các đại lý), giúp nông dân tiết kiệm được từ 600.000-700.000 đồng/ha lúa giống.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi dịch bệnh gia súc, gia cầm vừa mới cơ bản được khống chế, thì nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản lại đang bùng lên hết sức phức tạp.

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất, chất lượng lúa, phấn đấu hoàn thành thắng lợi vụ xuân năm 2014, ngành nông nghiệp Hà Nội đã kịp thời tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang xuất hiện giống tiêu ghép lạ có gốc ghép là tiêu rừng (tiêu trầu) hay gọi là tiêu Nam Mỹ.

Ớt là cây trồng truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trước đây, có thời kỳ ớt được trồng nhiều để xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên, một thời gian dài ớt xuống giá nên sản phẩm ớt không còn trở thành hàng hóa. Những năm gần đây, trên thị trường sản phẩm ớt được giá nên người dân đã quan tâm trồng trở lại loại cây này.

Vẫn loại cây trồng cũ nhưng cách làm mới, bắt đầu từ vụ đông xuân 2013-2014, được sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông Sơn Hà, mô hình thí điểm trồng giống bắp lai LVN 10 được triển khai ở xã Sơn Bao (Sơn Hà - Quảng Ngãi). Mô hình bước đầu đã mang lai hiệu quả tích cực, góp phần giúp người dân tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích đất sản xuất.