Lúa lai KC06-1, KC06-2 trên cao nguyên

Đó là đánh giá của bà con nông dân tại mô hình SX khảo nghiệm hai giống trên của anh Trần Đình Quang ở thôn Thăng Lập, xã Ea Kuang, huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk.
Sau 102 ngày gieo trồng, anh Quang thu về được 1,6 tấn thóc/2.000 m2. Đặc biệt giống lúa này có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi ở Tây Nguyên, cây cứng, bông dài, hạt đóng dày, số hạt chắc nhiều, cơm mềm, dẻo và thơm.
Hai giống lúa lai thơm này có TGST ngắn hơn 5 - 7 ngày so với giống lúa lai đối chứng, hàm lượng amylose thấp hơn, chất lượng cơm gạo hơn hẳn so với giống lúa lai đối chứng. Năng suất từ 7- 8 tấn/ha vụ HT, 10-12 tấn/ha vụ ĐX, vượt hơn giống đối chứng lúa thường từ 30 - 68%.
Anh Quang cho biết, mặc dù Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) hợp đồng bảo hiểm trồng giống lúa lai KC06-1 và KC06-2 vụ ĐX 2014-2015, nhưng anh vẫn hồi hộp vì đây là lần đầu tiên trồng lúa lai.
Thời gian đầu, cây lúa không khỏe như giống đối chứng, nhưng càng về sau cây càng phát triển mạnh hơn, số bông nhiều hơn, hạt chắc hơn, ít hạt lép. Không bị bệnh đạo ôn, loại bệnh phổ biến trên lúa ở Tây Nguyên. Giảm số lần phun thuốc BVTV, từ đó giảm chi phí. Năng suất cao hơn giống đối chứng nên tăng lợi nhuận.
Theo ông Mai Khắc Sơn, phụ trách kinh doanh khu vực Tây Nguyên của SSC, đây là vụ đầu tiên Cty đưa 2 giống lúa này lên Tây Nguyên khảo nghiệm. Các mô hình đều cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Vụ ĐX 2015-2016, SSC sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị làm khảo nghiệm trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Sau 1 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã chuyển đổi trên 142ha vườn tạp.

Từ cây ăn trái "vô danh", đến nay, mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên gần cả nghìn ha.

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nhu cầu tưới nước phục vụ cho 202.166 ha cây trồng, trong đó có cà phê, ở các tỉnh Tây Nguyên rất cấp bách.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) vừa cho biết, chỉ trong ba năm (từ năm 2012 - 2014) sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đã tăng 7,5 lần.