Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến

Hiệu quả từ phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến
Ngày đăng: 04/08/2015

Chị Ánh cho biết: Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao. Trước đây, gia đình tôi thường úm gà bằng nhiệt toả ra từ bóng đèn điện hoặc đốt củi, than tổ ong trong một thùng sắt to để sưởi ấm cho gà con. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng điện rất tốn kém, trong những tháng úm gà, gia đình tôi thường phải trả khoảng 1 - 1,5 triệu tiền điện/tháng. Còn phương pháp đốt củi, than tổ ong khiến nhiệt phân bố không đều và sinh ra quá nhiều khói trong quá trình đốt, gây ô nhiễm môi trường.

Xuất phát từ điều đó, chị Ánh luôn trăn trở tìm cách cải tiến phương pháp úm gà để tiết kiệm chi phí và giảm ô nhiễm môi trường. Trong một lần tình cờ thấy cách làm lò sấy thuốc lá thủ công của nông dân xóm Đèo Khê, xã Tân Kim, chị Ánh đã nảy ra ý định sử dụng củi đốt ở bên dưới nền chuồng để sưởi ấm cho đàn gà. Sau khi nghiên cứu tài liệu, chị quyết định kết hợp biện pháp trên với cách làm bếp Hoàng Cầm tạo thành phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến.

Theo chị Ánh, kỹ thuật xây chuồng úm gà cải tiến không khác nhiều so với chuồng gà thông thường. Cửa chuồng được mở về hướng Đông Nam nhằm đảm bảo ấm về mùa đông và mát vào mùa hè. Tường được xây cao 1m, cột cao 3,5 - 4m. Dùng lưới mắt nhỏ bao quanh hoặc có thể đóng gỗ, tre, nứa và dùng bạt bao quanh khu chuồng gà để tránh mưa, gió. Trên nền chuồng đào rãnh sâu 0,8m, rộng 0,5m, dài 3 - 4m, bên trong rãnh đặt các ống dẫn nhiệt. Đường ống dẫn nhiệt có thể dùng ống nhựa to, được đặt nghiêng để hút được khói lên phía trên, xây được 7m thì phải đặt đường ống dẫn khói sang ngang 2 bên sườn tường của chuồng gà để khói thoát ra ngoài, không làm ảnh hưởng đến đàn gà.

Sau đó, phủ nền chuồng bằng lần lượt một lớp vữa xi măng, đất và bê tông mỏng. Một cửa (bầu nhiệt) dẫn đến tất cả các ống nhiệt được đặt bên ngoài chuồng gà để đốt nhiên liệu. Nhiên liệu có thể tận dụng từ môi trường xung quanh như: than, củi, mùn cưa, trấu… Tạo nhiệt cho chuồng úm và nuôi gà bằng cách đốt nhiên liệu ở bầu nhiệt. Từ đây, nhiệt sẽ đi theo đường ống toả đều khắp nền chuồng. Nếu muốn điều chỉnh nhiệt độ, có thể sử dụng tấm ván đậy cửa bầu để giảm nhiệt độ hoặc mở cửa bầu để tăng nhiệt độ.

Qua một thời gian sử dụng phương pháp úm gà cải tiến vào chăn nuôi thực tế, chị Ánh nhẩm tính: Phương pháp này giúp gia đình tôi tiết kiệm được khoảng 60% chi phí so với úm gà bằng bóng đèn điện và giảm hẳn lượng khỏi gây ô nhiễm môi trường so với dùng củi đốt hoặc than tổ ong. Nhiều hộ chăn nuôi trong xóm cũng đã học tập cách xây dựng chuồng úm cải tiến của gia đình tôi. Anh Nguyễn Hữu Mạnh, người chăn nuôi gà ở xóm La Đuốc, xã Tân Kim chia sẻ: Gia đình tôi chăn nuôi gà đã hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, vào mùa đông, đàn gà của gia đình tôi thường bị chết do rét đậm, rét hại kéo dài, có khi thiệt hại đến hàng trăm con. Gia đình tôi thường sử dụng bóng đèn điện để úm gà, tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém và rủi ro cao khi gặp sự cố mất điện. Đầu năm 2015, khi quyết định xây một khu chuồng chăn nuôi gà mới, tôi đã nhờ chị Ánh thiết kế hệ thống chuồng úm gà cải tiến. Sau khi đưa vào sử dụng, phương pháp này cho hiệu quả rất tốt và tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp cũ. Thời gian tới, tôi dự định xây lại toàn bộ chuồng chăn nuôi gà của gia đình và áp dụng phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến.

Chị Dương Thị Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Bình thông tin: Qua một thời gian triển khai trong thực tế chăn nuôi, phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực và được nhiều hộ chăn nuôi học tập, làm theo. Chúng tôi đã đề xuất và được Hội Nông dân tỉnh đồng ý với kiến nghị có biện pháp hỗ trợ để nhân rộng mô hình. Hiện nay, Hội Nông dân tỉnh đang tiến hành khảo sát để lên kế hoạch nhân rộng mô hình hiệu quả này.


Có thể bạn quan tâm

Bài toán chất lượng cao cho cây chè Lâm Đồng Bài toán chất lượng cao cho cây chè Lâm Đồng

Từ đầu năm 2015 đến nay, Lâm Đồng có 3.620 tấn chè đen bị tồn kho, không xuất khẩu được do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức theo quy định của Đài Loan. Trong đó, đặc biệt lưu ý có 36 tấn chè đen bị nhiễm dư lượng hoạt chất Fipronil, một loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm độc II, không được đăng ký sử dụng trên cây chè Việt Nam. Đây có thể xem là bài toán cấp thiết nâng cao chất lượng tất cả các sản phẩm chè hiện nay ở Lâm Đồng.

13/08/2015
Chuyển đổi cây trồng ở Vạn Phú (Khánh Hòa) Chuyển đổi cây trồng ở Vạn Phú (Khánh Hòa)

Xã Vạn Phú là một trong những địa phương có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, xã có nhiều chân đất lúa chuyển đổi sang trồng cây bắp, đậu xanh, đậu phụng.

13/08/2015
Bắc Giang khắc phục hậu quả mưa lũ gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha lúa Bắc Giang khắc phục hậu quả mưa lũ gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha lúa

Hiện nay, nông dân tỉnh Bắc Giang đã chủ động nguồn giống, tỉa dặm, gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha trên tổng số gần 3 nghìn ha lúa mất trắng do mưa lũ vừa qua.

13/08/2015
Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng

Hàng năm, nông dân tỉnh Bình Định sản xuất trên dưới 10.000 tấn đậu phụng, song việc canh tác đậu phụng gặp nhiều khó khăn do sự tàn phá trên diện rộng của bệnh thối cổ rễ. Trong khi các biện pháp hóa học không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường, việc sử dụng chế phẩm (CP) sinh học Trichoderma đã mang lại triển vọng lớn: Tỉ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ giảm, năng suất tăng...

13/08/2015
Xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng cho 8 địa phương Xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng cho 8 địa phương

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có gần 15.000 ha vườn cây lâu năm; trong đó, đa số các vườn cây có thể kết hợp để nuôi gà thả vườn. Nhằm giúp những nhà vườn trong huyện có dự định nuôi gà thả vườn nắm vững kỹ thuật nuôi, thị trường tiêu thụ; vừa qua, phòng Nông nghiệp & PTNT Kế Sách tổ chức Hội thảo về mô hình nuôi gà ta thương phẩm quy mô gia trại tại Tổ hợp tác nuôi gà Nam Hải, xã Đại Hải. Tham dự Hội thảo có gần 50 đại biểu, gồm đại diện các đoàn thể cấp huyện, các đơn vị nông nghiệp có liên quan và nông dân trong huyện.

13/08/2015