Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Mồng Tơi Lấy Hạt

Qua nắm bắt thông tin về mô hình trồng mồng tơi lấy hạt ở huyện Chợ Mới và huyện Châu Phú, ông Nguyễn Văn Mỹ là nông dân chuyên canh màu ở ấp Tân Hậu B2, xã Long An, TX Tân Châu, tỉnh An Giang đã mạnh dạn xuống giống trồng mồng tơi lấy hạt với diện tích 2.000 m2 và có ký kết hợp đồng tiêu thụ với giá thu mua hạt mồng tơi: 70.000 - 120.000đồng/kg hạt khô.
Sau 12 tháng canh tác với tổng chi phí là 76.000.000 đồng và thu hoạch với năng suất: 2 tấn hạt khô, ông Mỹ đã thu được lợi nhuận: 120.000.000 đồng trên 2.000 m2 diện tích, góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình khoảng 10.000.000 đồng/tháng.
Theo ông Mỹ: “Mồng tơi rất dễ trồng, ít tốn phân, thuốc BVTV. Nếu đất mới trồng mồng tơi lần đầu thì hầu như không có sâu bệnh xảy ra. Chi phí đầu tư cho 1.000 m2 trồng mồng tơi lấy hạt tương đối cao so với các loại cây trồng khác (khoảng 38.000.000 đồng)”.
Qui trình kỹ thuật trồng mồng tơi được ông Mỹ tiến hành như sau: 1kg hạt giống gieo trồng cho 1.000 m2. Ông gieo hạt giống trong bầu đất khoảng 20 ngày rồi lấy cây con ra trồng ngoài đồng. Qui cách trồng: Hàng cách hàng là 1,1m, cây cách cây 40cm.Sau khi trồng, khoảng 15 - 20 ngày thì bón phân 1 lần với liều lượng: 8 - 10kg phân Urê hiệu Việt Nhật. Đối với sâu bệnh, cách 4 ngày xịt NOVO phòng trừ Bọ hút gây hại. Trong quá trình phát triển của hạt nếu thiếu dinh dưỡng hạt rất dễ bị rụng nên lúc cây ra hạt nên chú ý xịt Canxi-Bo nhằm mục đích nuôi hạt, tránh tình trạng rụng bông.
Hiện nay trên địa bàn xã Long An có hơn 20 hộ trồng mồng tơi lấy hạt, mô hình này đã cải thiện mức sống gia đình của nông dân trồng màu ở địa phương ngày càng khấm khá hơn. Mô hình trồng mồng tơi lấy hạt được xem là hướng đi mới của người dân trồng màu xã Long An trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Những trà lúa trên nền ao nuôi tôm ở vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho thấy được sự tiến bộ về kỹ thuật chăm sóc của nông dân.

Thiết bị phát hiện sớm vi khuẩn gây ra Hội chứng tôm chết sớm (EMS) sẽ có mặt trên thị trường đầu năm 2014. Giáo sư Don Lightner tại Đại học Arizona sắp đưa ra thị trường thiết bị phát hiện vi khuẩn gây EMS cho tôm nuôi, giúp người nuôi dễ dàng phát hiện tôm bệnh để kịp thời cách ly.

Trong những ngày cuối năm, các cửa biển, cảng cá trong tỉnh tràn ngập không khí rộn ràng. Tuần qua, hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương liên tiếp nối đuôi nhau cập bến, vận chuyển thủy sản lên bờ sau tháng ngày dài bám biển đánh bắt.

Những ngày cận tết, nhiều ngư dân xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hành nghề lưới trũ đánh bắt tôm nhí (tôm hùm con) thu được bạc triệu sau mỗi đêm đánh bắt.

Ngày 31-1 (mùng 1 tết), một số nông dân có ao, hồ, bè nuôi cá nước ngọt với diện tích lớn cho biết, dịp tết Nguyên đán năm nay các loại cá nước ngọt đều ế hàng và giá giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg so với ngày thường. Cụ thể, giá cá điêu hồng nông dân bán tại hồ, bè chỉ còn 32-33 ngàn đồng/kg, cá chép còn 40-42 ngàn đồng/kg, cá lóc 27-28 ngàn đồng/kg...