Ngư Dân Thu Bạc Triệu Từ Việc Đánh Bắt Tôm Nhí

Những ngày cận tết, nhiều ngư dân xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hành nghề lưới trũ đánh bắt tôm nhí (tôm hùm con) thu được bạc triệu sau mỗi đêm đánh bắt.
Mỗi tàu cá 3 – 4 ngư dân đánh bắt 50 – 300 con tôm nhí lớn hơn que tăm với mức giá 80.000 – 380.000 đồng/con. Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu từ 7 – 15 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia từ 1 – 2,5 triệu đồng. Trúng đậm phải kể đến tàu cá QNg – 44517 TS của ngư dân Võ Long Đình thu được 26 triệu đồng tiền lãi sau một đêm đánh bắt.
Thương lái thu mua tôm nhí cho vào thùng xốp bơm khí ôxy để chuyển đến bán cho chủ hồ nuôi (ảnh chụp vào sáng 30 tết).
Hiện xã Phổ Quang có trên 20 tàu cá với hơn 70 ngư dân hành nghề lưới trũ cách bờ khoảng 1 hải lý để đánh bắt tôm nhí. Nhiều thương lái cho biết, mức giá thu mua cao hơn các năm trước do lượng tôm nhí ngày càng suy kiệt.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước, gia đình bà Trần Thị Khiển ở phường Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thuộc diện hộ nghèo của phường. Được sự giúp đỡ của địa phương, giờ đây gia đình bà đã vươn lên thành hộ khá nhờ mô hình chăn nuôi kết hợp.

Các vùng sông, đầm phá ở huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế), hay hạ lưu sông Hương thuộc xã Phú Thanh (Phú Vang), xã Hương Phong (Hương Trà)… có những trại vịt từ vài trăm con đến hàng ngàn con. Nguồn nước và môi trường ở đây khá thuận lợi cho việc nuôi thủy cầm. Gần một tuần nữa, các chủ trại có thể xuất bán để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Đoan ngọ.

Sáng ngày 12-6-2015, Trung tâm khuyến nông tỉnh An Giang phối hợp Trung tâm khuyến nông huyện tổ chức Hội thảo tổng kết trình diễn mô hình nuôi vịt cao sản trên nền đệm lót lên men cho hơn 30 bà con nông dân xã Phú Thuận.

Theo nhiều chủ trang trại nuôi gà đẻ trứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, hiện giá trứng gà bán tại trại có mức từ 19 - 20 ngàn đồng/ chục, tăng khoảng 5 ngàn đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Ngoài các thương lái thu mua mặt hàng này, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp ở

Tận dụng lợi thế về diện tích đất rừng, những năm qua nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) phát triển khá mạnh. Nhiều gia đình chọn nghề nuôi ong để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.